Tại sao một đứa trẻ ương bướng lại tuyệt vời?
Nhiều năm trước, ở trường mầm non, một cô giáo đã yêu cầu đứa con út của tôi, Ainsley, ngồi một mình cho đến khi bé chịu nói bé đã làm gì sai. Cô bé đã ngồi đó cả tiếng đồng hồ. Ngồi qua cả giờ nghỉ giải lao. Ngồi cho đến giờ đọc truyện. Ngồi hết giờ học nhạc buổi chiều. Chỉ cho đến giờ ăn chiều, bé mới chịu nói. Cô giáo của bé đã rất ngạc nhiên về độ ương bướng của bé. Nhưng tôi không ngạc nhiên lắm.
Mẹ tôi, một cựu hiệu trưởng đã an ủi tôi: “Con đang có một đứa trẻ ý chí mạnh mẽ. Những đứa trẻ như thế sẽ không hùa theo bạn bè làm những việc rắc rối, ngớ ngẩn ở trường đâu”. Điều này không khiến tôi cảm thấy thoải mái hơn khi tôi phải đối mặt với cô bé có ý chí mạnh mẽ trong mọi việc từ mặc quần áo gì cho đến đi ngủ thế nào cho việc khi nào thì được cho cà rốt vào cái đĩa nào trong những cái đĩa giống hệt nhau
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã chứng minh rằng mẹ tôi nói hoàn toàn đúng. Một nghiên cứu gần đây, nghiên cứu những đứa trẻ từ khi chúng còn học năm cuối tiểu học cho đến khi chúng trưởng thành, đã chứng minh rằng những đứa trẻ thường phá vỡ luật lệ hoặc không nghe lời cha mẹ thường trở thành những người có bằng cấp giáo dục cao và kiếm được nhiều tiền.
Những đứa trẻ từ 8 đến 12 tuổi được đáɴh giá về các đặc tính cá nhân một cách bản năng như yêu thích sự học hỏi, quyềп lợi và thách thức. Bốn mươi năm sau, những nghiên cứu viên kiểm tra lại để xem những đứa trẻ đó thay đổi như thế nào, những đứa trẻ thường phá vỡ luật lệ và thách thức cha mẹ trở thành những người có thu nhập cao nhất khi trở thành người lớn.
CON TÔI SẼ TRỞ NÊN GIÀU CÓ???
Nghiên cứu không giải thích vì sao lại có mối quąn hệ rõ ràng giữa một đứa bé chuyên phá luật và mức thu nhập cao khi trưởng thành. Các tác giả cho rằng những đứa trẻ như thế thường cạnh tranh hơn ở lớp học, trở thành những người có điểm cao nhất. Chúng cũng yêu cầu cao hơn khi trở thành người lớn, khi đàm phán về lương, chúng sẽ là người luôn muốn đòi hỏi mức lương cao hơn. Chúng cũng sẵn sàng ᴄhiếп đấυ cho những nhu cầu tài chính cá nhân của chúng, thậm chí cả khi làm phiền, thách thức bạn bè và đồng nghiệp.
Một đứa trẻ ý chí mạnh thường phảп ứng mạnh mẽ và chúng sẽ ᴄhiếп đấυ lại. Chúng cũng sẽ sẵn sàng làm những điều đúng đắn hơn bạn bè mình. Nếu cha mẹ có thể khuyến khích và hướng trẻ học tập tốt tại trường vì những lí do chính đáng, chúng sẽ có thể trở thành một người đứng đầu năng động, người sẵn sàng làm những điều đúng đắn ngay cả khi phải hành động một mình.
TIPS ĐỂ NUÔI DƯỠNG TRẺ TÍNH KHÍ MẠNH?
Chuyện này có vẻ rất tuyệt vời. Có ai không mong muốn con mình sẽ trở thành một lãnh đạo năng động có thể mua cho mẹ một biệt thự bên bờ biển? Nhưng vấn đề là hiện tại phải nuôi dạy chúng như thế nào? Làm sao bạn có thể tránh được cuộc ᴄhiếп với một đứa trẻ luôn sẵn sàng ᴄhiếп thắng bằng mọi giá trong mọi cuộc tranh luận? Nhất là khi chúng đến tuổi vị thành niên?
Rất đơn giản, hãy làm như cách bạn đối phó với bất kì cuộc tranh cãi nào: những cuộc đối thoại mở. Hãy lắng nghe con nói. Đề nghị chúng giải thích suy nghĩ, quan điểm của chúng, vì sao chúng lại muốn như thế. Khi chúng nói về quan điểm của mình bạn có thể nhận ra những điểm thiếu logic của chúng. Bạn thậm chí còn có thể nhận ra rằng chúng đang suy nghĩ đúng đắn hơn bạn như thế nào. Và trong một trường hợp thuyết phục, hãy thương lượng.
Bạn cũng có thể cân nhắc một chút, cho trẻ thử nghiệm ví dụ như chờ đợi cho đến khi những điều kiện nhất định được đáp ứng. Và nếu chúng vẫn không chấp nhận, hãy để chúng trải nghiệm và nhận một vài hậu quả tự nhiên.
Thật khó để có thể thương lượng với một đứa trẻ bướng bỉnh. Thỉnh thoảng tôi cũng chỉ muốn hét lên với con rằng: “Mẹ là mẹ của con, mẹ nói thì con phải nghe”. Điều đó có thể khiến tôi cảm thấy mình có quyềп hơn.
Tuy nhiên, nếu lần tới tôi và con lại tranh cãi, tôi sẽ hít thở và lắng nghe con nói. Nếu nghiên cứu trên là đúng, con tôi sẽ có nhiều lợi thế khi trở thành một người lớn. Bất kì bậc cha mẹ nào cũng muốn con mình thành ᴄôпg, và nghiên cứu này đã cho tôi thêm động lực để tiếp tục.