Nếu con bạn cũng có những ‘lợi thế’ sau đây, cha mẹ nên thay đổi cách giáo dục, đừng tự hào nữa!
Có câu chuyện của một phụ huynh ở Trung Quốc từng gây chú ý: “Vào một tối mùa hè, bạn thân hẹn tôi ra ngoài ăn cơm, địa điểm ở quầy thịt nướng gần khu dân cư, mang cả con cái đi cùng.
Người phục vụ là một chị gái khoảng 40 tuổi. Cô cầm thực đơn khéo léo nói với chúng tôi chọn những món ăn ngon nào, con trai Hàm Hàm của tôi nói: “Mẹ ơi, con muốn ăn thịt dê xiên, cánh gà, còn có tỏi tây nướng…”, đứa trẻ này tự gọi một đống lớn, người bán vừa ghi chép, vừa gật đầu.
Tôi hỏi cậu bé con trai của người bạn thân: “Thông Thông, con thích ăn món nào?”. Thông Thông ngẩng đầu nhìn mẹ, rụt rè nói: “Dì, là dì mời, hay mẹ con mời? Nếu để mẹ con trả tiền, con sẽ không gọi, Hàm Hàm lấy thức ăn quá nhiều, chi phí chắc đã rất lớn rồi”.
Người lớn xung quanh, bao gồm cả nhân viên phục vụ đều cười rộ lên, bảo thằng bé mới tí tuổi đầu đã biết tính toán như vậy, thật quá thông minh. Bạn thân tôi nói: “Đương nhiên là dì Đan Đan mời khách”. Đứa nhỏ cầm thực đơn, lúc này mới vui vẻ gọi món ăn.
Bạn thân tôi rất tự hào bởi vì con cái biết tiết kiệm, biết nghĩ cho mẹ mình, nhưng tôi nhìn đứa trẻ này, thấy một sự tự ti sâu sắc. Một đứa trẻ trước món ăn hấp dẫn, suy nghĩ đầu tiên không phải là chọn gì để ăn, mà là liệu mẹ có tiền để trả hay không? Điều này có tốt?”.
Một số cha mẹ thường bị nhầm lẫn về một số “điểm mạnh” của con cái, nghĩ rằng họ giáo dục con mình rất tốt. Trên thực tế, nhiều “ưu điểm” cha mẹ tự hào lại chỉ ra đứa trẻ đã tự ti nghiêm trọng, bất lợi cho sự phát triển về sau. Nếu con bạn cũng có những “lợi thế” sau đây, cha mẹ nên thay đổi cách giáo dục, đừng tự hào nữa!
“Ưu điểm” đầu tiên: Trẻ em rất tiết kiệm, mọi thứ đều phải tính toán
Trẻ em hiện nay lớn lên trong một thời đại đầy đủ về vật chất, nhưng một số cha mẹ thích “nuôi dạy trẻ em nghèo”. Khi đứa trẻ ăn, nói với con mình: “Bố/mẹ đã tốn rất nhiều tiền cho bữa ăn”. Khi đứa trẻ muốn mua một món đồ chơi, bố mẹ vẫn mua nó, nhưng sẽ phàn nàn rằng đứa trẻ như một “máy xay tiền”, làm tiền trong nhà đội nón ra đi hết.
Nuôi dạy con cái thực sự rất tốn kém, nhưng không nên vì thế mà biến câu “kiếm tiền không dễ dàng, chi tiêu quá nhiều” thành câu cửa miệng. Làm vậy, mỗi khi trẻ tiêu tiền của cha mẹ, dù cần thiết vẫn sẽ có một cảm giác tội lỗi, tạo ra sự tự ti sâu sắc, cảm thấy rằng mình không xứng đáng, vì vậy nên bố/mẹ mới liên tục cằn nhằn.
Tốt nhất cha mẹ không nên nói với con rằng nhà mình nghèo, mà chỉ cần cho trẻ thấy rằng việc kiếm tiền không dễ dàng, để trẻ cảm nhận được sự vất vả của việc kiếm tiền, như thế trẻ sẽ biết cách sử dụng đồng tiền cho hợp lý, thay vì vòi vĩnh, đòi hỏi.
“Ưu điểm” thứ hai: Trẻ rất hiểu biết, tất cả mọi thứ phải lắng nghe sự sắp xếp của mẹ
Một sinh viên nam tốt nghiệp đại học danh tiếng, nhưng khi nhà tuyển dụng hỏi: “Bạn có thể chấp nhận nếu công ty yêu cầu bạn làm thêm giờ vào cuối tuần?”. Câu trả lời của cậu là: “Tôi cần phải về nhà và hỏi mẹ mình”. Tất nhiên, sinh viên này đã không được tuyển dụng. Một người lớn tham gia vào công việc, ngay cả thời gian của riêng mình cũng không thể kiểm soát, cần mẹ để đưa ra quyết định, đây là một đứa trẻ chưa “cai sữa”.
Nếu trẻ em 1 ~ 2 tuổi, ý thức tự chủ vẫn còn tương đối kém, khả năng tự chăm sóc cuộc sống cũng không mạnh mẽ, cần mẹ đưa ra quyết định và giúp đỡ, điều này cũng rất bình thường. Tuy nhiên, nếu đã 7 hoặc 8 tuổi, thậm chí lớn tuổi hơn, không có gì có thể tự làm chủ, muốn tuân theo sự sắp xếp của người lớn, điều đó có nghĩa là đứa trẻ này là tương đối tự ti, không có niềm tin vào chính mình, không thể đánh giá liệu mình có đúng hay không.
Đứa trẻ quá lắng nghe cha mẹ cũng không phải là một điều tốt. Cha mẹ nên cho trẻ cơ hội rèn luyện bản thân, cho trẻ thử công việc của riêng mình để làm chủ. Như vậy đứa trẻ mới có thể phát triển sự tự tin, nuôi dưỡng khả năng tự chăm sóc tương đối mạnh mẽ, khả năng sau này tương lai cũng trở nên xán lạn.
“Ưu điểm” thứ ba: Trẻ quá khiêm tốn và luôn nhẫn nhịn người khác
Trẻ em chơi với nhau luôn luôn xuất hiện tình trạng tranh giành thức ăn, đồ chơi, bởi vì ý thức tự chủ của trẻ em đã bắt đầu nảy mầm. Nếu con bạn trong giao tiếp với người khác luôn luôn hành động rất khiêm tốn, không dám chủ động chiến đấu, bạn không nên nghĩ rằng đó là một điều tốt. Bề ngoài xem chừng rất hiểu biết, trên thực tế, đứa trẻ không có niềm tin vào chính mình, cảm thấy cạnh tranh không thể với người khác, vì vậy lựa chọn chủ động từ bỏ.
Đối với những đứa trẻ quá khiêm tốn và nhường nhịn, chúng ta không nên khen ngợi sự hiểu biết của trẻ, mà nên khuyến khích trẻ chủ động phấn đấu và cố gắng. Cạnh tranh tích cực không có gì sai trái, đừng cổ vũ trẻ luôn luôn xem xét cảm xúc của người khác mà bỏ qua mong muốn và suy nghĩ của mình. Một khi cảm nhận được niềm vui của sự thành công, trẻ cũng sẽ trở nên tự tin hơn, có lợi cho sự phát triển trong tương lai.