Hội nghị về thay đổi khí hậu tại Glasgow gọi tắt là COP26 đã kết thức với nhiều tranh luận trái chiều. Tùy theo đứng từ góc độ nào mà người ta có hay không đồng ý với nhau. Hầu hết đồng ý rằng con người có tác động vào quá trình thay đổi khí hậu nhưng không dễ đồng nhất với nhau, trách nhiệm thuộc về ai và câu hỏi cụ thể là liệu thượng đỉnh COP26 có thể cứu trái đất?
Thực tế cho thấy khí thải tăng hiệu ứng nhà kiếng, nhiệt độ trái đất tăng dần khiến các tảng băng từ Bắc vàw Nam cực tan chảy khiến mực nước dâng cao. Cụ thể các quốc gia hải đảo dần bị nhận chìm và biến mất khỏi bản đồ. Việc hạn chế thải khí Co2 là cấp bách, không thể coi nhẹ, nhưng ai là người thải Co2 nhiều hơn cả?
Các nước công nghiệp phát triển trong đó có Úc thải nhiều Co2 theo tỉ lệ đầu người. Tuy nhiên Úc và các quốc gia Tây phương kể cả Mỹ, Nhật ý thức trách nhiệm về thảm họa thay đổi khí hậu nên họ có quyết tâm hạn chế và cải tiến nguồn năng lượng sạch, nghĩa là hạn chế tối đa việc thải Co2 vào không khí.
Ngược lại các nước chậm phát triển thì không quan tâm và cũng khó khả thi vì bị giới hạn bởi nguồn tài chánh. Trong khi TQ và Ấn Độ là 2 quốc gia đông dân với lượng CO2 thải cao nhất, họ được thế giới ‘cho phép’ xử dụng ‘thoải mái’ các dạng năng lượng thải nhiều Co2. Mặc dù TQ phát triển và đang dám thách thức để trở thành siêu cường vượt qua Mỹ thế mà họ được phép thải Co2 ‘thả dàn’ đến năm 2030! Họ có hàng chục ngàn nhà máy nhiệt điện đang hoạt động. và đang xây thêm 230 nhà máy nhiệt điện mới! Trong khi các quốc gia khác phải dẹp bỏ và cấm xử dụng than đá tạo năng lượng. Không chỉ thế TQ và Ấn Độ còn dùng các nguồn năng lượng rẻ tiền miễn sao tạo năng lượng. Họ còn được các nước Tây phương trả tiền để rồi vẫn dối trá rằng có cải tiến!
Đa số dân Úc quan tâm việc bảo vệ môi trường ngay cả việc tham dự hội nghị COP26 của TT Morrison cũng do áp lực từ dư luận chứ Morrison không có ý tham dự. Gần 200 quốc gia có đại diện tham dự hội nghị từ 1 đến 12 tháng 11 nhưng Tập Cận Bình không tham dự ngược lại truyền thông TQ còn chế diễu cười cợt Biden về phát biểu của ông ta trong hội nghị. Dù những quốc gia có ý thức vấn đề này cố gắng đến đâu mà cho phép TQ và Ấn Độ vẫn gian dối không cải tiến thì chỉ phí công vận động vì hai quốc gia này thôi, thải khí độc chiếm tới một nửa toàn cầu. Tại sao công dân các quốc gia ý thức phải trả giá cao cho năng lượng sạch để các nước như TQ Ấn Độ sản xuất với giá rẻ và thu lợi về nhiều? Một nghịch lý khó hiểu nhưng những người đấu tranh cho môi trường cuồng nhiệt như đảng Xanh vẫn không nhận ra. Đúng ra họ phải nêu đích danh những quốc gia thải nhiều nhất. Cần phải biết trọng tâm nằm ở đâu thì việc bảo vệ môi trường mới có hiệu quả, Úc với 26 triệu dân dù có ngưng hoàn toàn không thải Co2 vào không khí một chút nào, thì cũng chẳng thay đổi cục diện vì cả Úc Châu chưa chiếm 1% khí thải Co2.
Hầu hết các lãnh tụ chính trị hay tỉ phú tham dự COP26 đều có những bài diễn văn mang tính cấp bách và kêu gọi hành động, kêu gọi mọi người hãy vì sự sống còn của trái đất. Nhưng họ lại đến họp bằng máy bay phản lực riêng với cả đoàn tùy tùng hàng trăm người, kết quả là đốt và thải khí Co2 gấp trăm lần so với việc đi máy bay hành khách. Hay như TT Biden đến hội nghị với vài chuyên cơ khổng lồ, đoàn xe từ khách sạn đến hội Nghị thôi có hơn 40 chiếc! Lại nữa đạo đức giả như cựu TT Obama cũng huyênh hoang kêu gọi hành động vì môi trường, trong khi ông ta sống trong dinh thự sang trọng tiêu thụ năng lượng gấp nhiều lần dân bình thường. Mới đây sinh nhật 60 tuổi đã tổ chức ‘đình đám’ với trên 500 thượng khách đến ăn chơi nhẩy đầm vài ngày bằng những phương tiện xa xỉ. Liệu những lời nói của những người như thế có thuyết phục được ai..
Không nên coi nhẹ hội nghị và lời kêu gọi của nhiều người, nhưng những nhân vật càng lớn thì có vẻ càng đạo đức giả, đó là nhận xét của nhiều người. Tỉ phú Jeff Bezos cũng đến tham dự bằng máy bay riêng và rất nhiều người tương tự… Thử hỏi ai có thể làm theo điều họ khuyên trong khi chính những người này lại là thủ phạm thải Co2 vào khí quyển nhiều hơn ai cả.
Adelaide Tuần Báo
Ai bảo vệ môi trường và ai không
previous post