Trong phần quan điểm ngắn này chỉ đưa ra một vài nhận xét sau:
Theo phân tích của ông Eric Rosengren thuộc ngân hàng Dự Trữ Hoa kỳ, nếu Kinh tế Trung Quốc xuống dốc sẽ ảnh hưởng các nước khác, kể cả Mỹ! Nhận định này đúng hay sai, và nếu đúng thì sao, liệu chúng ta có muốn TQ mạnh về kinh tế? Hay chúng ta muốn họ yêu đi, muốn thế với mục đích gì?
Ông Eric Rosengren nhìn vấn đề của nhà kinh tế và tài chánh, dựa vào những con số của lợi nhuận và sự sung túc chứ không dựa trên chính trị, quân sự hay chiến lược. Thực vậy, hiện tại TQ chỉ còn thua Hoa Kỳ, theo dự đoán cứ đà ấy, TQ sẽ vượt Hoa Kỳ trong thời gian không xa lắm. Chính phủ Trump ý thức điều này, mà xa hơn nữa, họ nhìn thấy một TQ cộng sản lớn mạnh sẽ đe dọa an ninh và hòa bình thế giới, nếu không nói là hiểm họa của nhân loại ở thế kỷ 21 này, có khi còn tệ hơn Phát xít Đức.
Dưới con mắt của các nhà chuyên môn về tài chánh và kinh tế thì họ không sai. Nếu TQ yếu đi, hẳn nhiên ảnh hưởng đến các quốc gia có giao dịch kinh tế với, thí dụ Úc Châu. TQ nhập nguyên liệu của Úc đến vài chục tỉ hàng năm. Ngành khai thác nguyên liệu của Úc sẽ bị ảnh hưởng nếu TQ không còn là thị trường mạnh. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm tổng quát cả về kinh tế, chính trị và chiến lược thì việc TQ mạnh lên sẽ có tác dụng tiêu cực cho nền hòa bình tại Úc.
Ai cũng nhìn thấy, mới trỗi dậy, chưa phải là mạnh nhất thế mà TQ đã chiếm cả biển Đông, thao túng thị trường từ Đông sang Phi, đe dọa xâm lăng các nước láng giềng, cụ thể là Đài Loan,Việt Nam và cả vùng Đông Nam Á. Chủ nghĩa độc tài csTQ có tham vọng xâm lăng và bá chủ, nhưng họ dùng chủ nghĩa dân tộc làm đòn bẩy kích động, để đạt mục tiêu.
Nhìn vấn đề dưới góc cạnh của người Việt Quốc gia, chúng ta không có vấn đề với sự giầu có, sung túc của người Tầu. Chúng ta cũng không ganh tỵ với sự lớn mạnh của quốc gia khác nếu quốc gia ấy không có tham vọng chiếm đoạt thêm của các quốc gia nhỏ như VN chẳng hạn. Sỡ dĩ chúng ta không muốn TQ lớn mạnh là vì khi TQ càng mạnh thì nguy cơ mất VN càng rõ nét, vì đó là tham vọng của đại Hán đã có từ xa xưa. Lịch sử lập đi lập lại, những nước lớn và mạnh luôn có khuynh hướng xâm lăng, thôn tính các nước nhỏ, yếu hơn mình. Thế nhưng thời đại tự do, dân chủ và toàn cầu hóa ngày nay, tất cả chủ nghĩa bá quyền không còn phù hợp và đều bị lên án. Mỗi người, mỗi quốc gia đều có quyền tồn tại theo cách thức riêng của mình mà không ai có quyền áp đặt hay cướp đi.
Nếu phải chọn thái độ, thì Người Việt Quốc chọn một TQ suy yếu khi họ còn chế độ độc tài cs cai trị, dù cho nó núp sau chủ nghĩa dân tộc. Sự suy yếu của TQ có thể dẫn đến sự đổ vỡ của chế độ cai trị nghĩa là quyền lực trả về cho nhân dân Trung Hoa. Chúng ta biết Trung Hoa là một quốc gia lớn có lịch sử lâu đời, người dân Trung Hoa cũng như chúng ta, giầu tình cảm và không thiếu lòng nhân bản. Hãy nhìn người dân Đài Loan thì biết. Hoa Kỳ và các nước khác e ngại sự lớn mạnh của TQ cũng không thuần túy vì ganh đua trong kinh tế và thị trường. Nhưng vì Tầu cộng là mối đe dọa cho nhân loại, điều này thì ai cũng có thể nhìn thấy. Người Việt Quốc gia tỏ tường điều này hơn ai cả cho nên TQ yếu đi thì VN mới có cơ hội tồn tại.
Adelaide Tuần báo