Hai sự kiện mới xảy ra tại VN tuy không to tát nhưng nói lên hai điều trái ngược. Sự kiện thứ nhất, một phụ nữ đang chạy xe hai bánh vô tình làm rơi sách tay có 59 triệu đồng VN, bay tung tóe khắp cùng , chỉ trong vòng một phút dân chúng qua đường lượm sạch và bỏ đi. Bà ta mất hết số tiền đáng lý ra mang đi trả lương cho công nhân! Sự kiện thứ hai một ông lái Taxi đang đậu đợi khách nghe tiếng kêu cứu và trẻ em la khóc, nhìn lên thấy một em bé treo lơ lửng ở tầng 12 trong một chung cư bên cạnh, có nguy cơ rơi xuống trong nháy mắt. Ông ta nhanh trí chỉ trong khoảng khắc đã trèo lên mái chắn tầng trệt và kịp thời đỡ cháu bé rơi xuống tuy bị thương nhưng không chết. Thật là một nghĩa cử đáng gọi là anh hùng.
Một câu chuyện bên Tầu cách nay khá lâu trên website, hình ảnh một em bé băng qua đường trong khu phố, bị một xe van chạy tương đối chậm và xung quanh không có xe nào cả, đứa bé bị đụng trực diện và nằm bất động trên đường, phố xá người qua lại bình thường, khoảng vài giây sau một chiếc xe khác tiếp tục cán lên như không có chuyện gì.
Những sự kiện ấy khiến ta suy nghĩ và tự hỏi. Tại sao xã hội có những người lương thiện song cũng lắm kẻ vô tâm. Có phải là do xã hội hay do con người tạo ra? Đâu có phải xã hội cs như VN đều sản xuất người hẹp hòi ích kỷ. Trường hợp cứu cháu bé từ tầng lầu 12 ở Hà Nội là người có tâm tốt. trong khi những người lượm sạch tiền của người khác bị rơi tung tóe thì ngược lại.
Bấy lâu chúng ta nhìn vào xã hội tự do dân chủ, một xã hội tuy không thiếu cái ác nhưng tính nhân bản vượt trội hơn nhiều, sự thiện và lòng nhân bản là kim chỉ nam cho mọi suy nghĩ và hành động. Bản chất và cốt lõi của xã hội ấy được xây dựng trên nền tảng mỗi cá nhân là một thực thể phải được coi trọng như nhau. Lòng bao được hun đúc và cổ vũ cùng với sự phát triển của xã hội con người theo chiều hướng cao thượng, phù hợp với nhân sinh quan mà con người luôn hướng về điều thiện lành.
Trong khi đó xã hội cs phát xuất từ lòng căm thù đố kỵ và ích kỷ. Họ quan niệm đấu tranh giai cấp đòi quyền lợi và chìm ngập trong tư duy lý lẽ của thù hận và chiếm đoạt. Coi cái tôi cao hơn lý trí, coi ích lợi vật chất cao hơn giá trị tâm linh. Đạo đức và sự thiện phải tuân phục lợi ích và mục tiêu mà họ đặt ra đó là cái tôi. Trong xã hội cs hay độc tài chủ nghĩa cá nhân cao hơn tất cả, bởi lẽ kẻ đứng đầu quốc gia dân tộc coi cái tôi, cái lợi ích cho chế độ, cho dòng tộc, cho phe nhóm cao hơn bất cứ thứ gì kể cả lợi ích quốc gia.
Xã hội VN dù trải qua nhiều thế hệ dưới chế độ cs, được tẩy não và đề cao chủ nghĩa cá nhân, lấy lợi ích vật chất làm mục tiêu cuộc sống. Một chế độ phát xuất từ hận thù và đấu tranh giai cấp đã khiến tư duy con người trở nên sơ cứng và nhỏ nhen trong hành động. Tuy thế, vẫn có những tấm lòng được sinh ra và lớn lên trong những gia đình mà qua bao thế hệ vẫn giữ vững tính nhân bản và lòng bao dung, vốn là bản chất của người Việt Nam từ ngàn xưa. Những câu chuyện về người nghèo bán ve chai lượm được tiền vàng và trả lại cho chủ nhân, những tấm lòng nhân bản giúp đỡ người kém may mắn không thiếu. Nhưng cái thiếu mà xã hội cs, không thể có để ban phát hay cổ vũ là, tính nhân bản đích thực. Đúng vậy, trong xã hội cs hay độc tài mỗi cá nhân hay nhân vị chỉ là một con số không hơn không kém. Điều quan trọng trong các hệ thống ấy nằm trong lợi ích và mục tiêu vật chất là tất cả. Cá nhân và tầng lớp nào phục tùng cho mục tiêu ấy mới đáng kể và có giá trị. Ngược lại người ta thấy gì, một xã hội thiếu hẳn tính nhân bản đích thực, một xã hội nhìn mọi sự quan lăng kính vật chất, nhìn con người qua lăng kính chỉ là dụng cụ cho tầng lớp quyền thế, tự cho mình là có quyền trên người khác.
Cứ nhìn vào cách hành xử hung hăng và vô liêm sỉ của những quan chức csTQ ta hiểu được bản chất của chế độ cs nói chung như thế nào. Trong khi bản chất và văn hóa Trung Hoa có chiều dài lịch sử hàng mấy ngàn năm tuyệt vời đã bị mai một, bày ra trước mặt một xã hội gian dối, ích kỷ và nham hiểm như thế nào.
Adelaide Tuần Báo