Đôi mắt của chúng ta là một hệ thống khá hoàn hảo và vượt xa so với những chiếc máy ảnh thông thường. Vậy bạn đã từng thắc mắc về độ phân giải của mắt là bao nhiêu hay chưa?
Cả mắt người và máy ảnh đều có chức năng ghi lại hình ảnh giúp chúng ta cảm nhận mọi vật xung quanh. Nhiều người chắc hẳn sẽ tò mò một chiếc máy ảnh có độ phân giải 40 megapixel cho hình ảnh sắc nét như vậy thì mắt người chúng ta sẽ như thế nào?
Trong thực tế, đôi mắt của chúng ta vẫn mắc số lỗi nhất định như cận thị, loạn thị… và những biện pháp “nâng cấp” chúng ta khó hơn rất nhiều khi chúng ta nâng cấp máy ảnh. Phép so sánh này nghe có vẻ khá khập khiễng bởi một thứ thiết bị quang học có tính kỹ thuật và một bộ phận quang học trên cơ thể người mang nhiều ý nghĩa về mặt y khoa. Nhưng sự thực có thể khiên bạn có suy nghĩ khác.
Nhà khoa học kiêm nhiếp ảnh gia Roger Clark cho rằng độ phân giải tương đối chính xác của mắt người là khoảng 576 megapixel, vượt trội hơn hẳn 12 megapixel trên camera chiếc iPhone 7. Nếu đem so sánh với những chiếc máy ảnh tốt nhất hiện nay thì quả thực đôi mắt của chúng ta là một tuyệt tác của tạo hóa, nó cho phép theo dõi hình ảnh với sự sắc nét và thu nhận ánh sáng vượt xa gấp nhiều nhiều lần với cảm biến máy ảnh.
Mắt người có độ phân giải 576 MP, cao hẳn so với camera điện thoại hay máy ảnh thông thường. (Ảnh: Twitter)
Vậy con số mang ý nghĩa gì? Liệu mắt người có thể so sánh với máy ảnh hay không?
Từ những chiếc máy ảnh kỹ thuật số DSLR cho tới TV LCD, người dùng luôn muốn chọn cho mình những thiết bị có độ nét gần với thực tế hết mức có thể. Mắt người có độ phân giải 576 megapixel đồng nghĩa với một màn hình hiển thị cho ta hình ảnh sắc nét rõ đến mức không thể phân biệt từng pixel nữa và ta phải lấp đầy 576 triệu pixel vào tầm nhìn của mình. Lúc này các pixel có sự hoàn trộn nên đôi mắt chính là chiếc camera trung thực và chính xác hơn cả mọi thiết bị.
Chính điều này giúp mắt người chúng ta dễ dàng nhận ra được sự thay đổi về mặt chất lượng hình ảnh. Nó cũng đồng nghĩa với việc dù có đổ cả đống tiền đầu tư cho một thiết bị siêu hiện đại thì hình ảnh bạn chụp được cũng khó có độ chân thực, sắc nét, chiều sâu và độ tương phản màu sắc như khi nhìn bằng mắt thường.
Mắt người hơn hẳn máy ảnh là nhờ khả năng nhận ra sự thay đổi chất lươngj hình ảnh. (Ảnh: Get Yasabe)
Roger Clark cũng cho biết thêm độ sắc nét chỉ được đảm bảo khi mọi điểm nhìn có sự đồng đều trong tầm nhìn của mắt. Điều đó có nghĩa là khi bạn lướt mắt qua bất cứ đối tượng nào thì độ phân giải sẽ giảm đi trong khoảng 5-15 MP. Trên đời không có thứ gì hoàn hảo cả và con mắt chúng ta cũng như vậy. Đó chính điểm hạn chế mà một máy ảnh hoàn toàn có thể khắc phục tốt.
Để hiểu rõ hơn, hãy tưởng tưởng:
“Khi nhìn vào một bức ảnh chụp từ máy ảnh, ta có thể phần rìa ảnh và trung tâm khung hình không có sự chênh lệch nhiều về màu sắc và độ sắc nét. Nhưng đôi mắt không làm được điều đó, nó chỉ có thể nhìn thấy rõ nét nhất hình ảnh ở ngay chính giữa tầm nhìn của mắt, cái đó được gọi là ‘hố thị giác’. Thế nhưng thật may mắn là ta có thể thay đổi võng mạc theo những vị trí khác nhau để hoàn chỉnh tầm nhìn.”
Máy ảnh có một điểm hơn mắt người là khả năng lấy nét toàn cảnh. (Ảnh: Fujifilm Europe)
Nhưng nếu đặt câu hỏi này để so sánh thì đó là một sai lầm tai hại. Mắt người và máy ảnh tuy cùng chức năng ghi nhận và thu thập hình ảnh nhưng mắt người thu thập hình ảnh xong lưu vào não bộ, xử lý, biến nó thành một hình ảnh hoàn chỉnh và đủ khả năng nhận biết đâu là hư, đâu là thực.
Máy ảnh dù hiện đại đến đâu nhưng nó chỉ là một công cụ thông thường và muốn biết được đâu là ảnh thực hay ảo phụ thuộc hoàn toàn vào mắt người. Vì vậy khi nói về mắt thì khái niệm “megapixel” là không đủ để diễn tả được bản chất của nó. Mắt là một tuyệt tác của tạo hóa và không thể mang ra để cân đo bởi khái niệm Megapixel nhỏ bé kia được.
https://bianvn.com/khoa-hoc/mat-nguoi-co-do-phan-giai-bao-nhieu-megapixel-so-voi-may-anh