Diễn biến xung quanh cuộc bầu cử Hoa kỳ đặt ra nghi vấn về tính trung thực, trong sáng của nền dân chủ hàng đầu thế giới. TT Trump và đảng Cộng Hòa không chấp nhận kết quả do truyền thông công bố rằng Joe Biden đắc cử. TT Trump kiện ra tòa với chứng cớ về sự gian lận một cách có hệ thống.
Nhìn từ góc độ khách quan, những gì diễn ra trong 4 năm qua tại Hoa Kỳ về TT Trump khó có thể thuyết phục rằng giới truyền thông Hoa Kỳ trung thực, khách quan. Tại sao? Ông trump trước khi làm TT, không bị truyền thông soi mói nói xấu. Thế nhưng khi ông ta ra tranh cử và không ngờ đắc cử TT thì từ đó, hầu hết truyền thông uy tín thường soi mói, lên án và loan tin những tiêu cực về TT Trump. Ngay cả những tiêu cực ấy được dựng lên, không có cơ sở đáng tin cậy. Ví dụ mới hồi tháng 9 các phương tiện truyền thông đưa tin rằng TT Trump trốn thuế, chỉ đóng có 750 đô. Họ lấy nguồn tin nặc danh (anonymous source)! Trong khi nguồn tin và chứng cớ xem ra có thực về gia đình Biden làm ăn lem nhem, thậm chí ảnh hưởng đến an ninh quốc gia thì giới truyền thông tuyệt nhiên không đề cập. Đây chỉ là 2 sự kiện trong muôn vàn dữ kiện mà có lẽ không có gì nghiêm trong hơn, là tác động trực tiếp đến nền tảng dân chủ Hoa Kỳ. Đó là những nghi vấn và bằng chứng về gian lận bầu cử.
Trở lại kết quả cuộc cử Hoa Kỳ, nếu nhìn những thành quả và sự hâm mộ TT Trump tại Hoa Kỳ cũng như thế giới. Thì khó có thể nghĩ rằng ông Trump thua ông Biden. Thế nhưng kết quả cho thấy rằng, từ tối 3/11 sang rạng sáng 4/11 mức độ thắng từ ông Trump chuyển hẳn qua ông Biden. Chuyện gì đã xảy ra trong đêm khi hầu hết các tiểu bang tạm ngừng đếm phiếu? Những bằng chứng đưa ra về sự gian lận có hệ thống và chủ ý đã được nhiều nhân chứng cho biết việc bầu phiếu qua thư, bầu trước và sau ngày 3/11 là có gian lận, ví dụ người đã chết cũng có phiếu bầu. Thậm chí đổi kết quả bầu của Trump biến thành của Biden etc… Nếu những chứng cớ ấy được chứng minh là có thật, thì đây là điều đáng xấu hổ cho một nền dân chủ vốn rất tự hào.
Làm thế nào để chứng tỏ và thuyết phục được dư luận về tính ưu việt của nền dân chủ khi quyền tự do của số đông bị thiểu số thao túng lấy đi, khi nhân danh bầu cử dân chủ? Còn gì tệ hơn khi truyền thông tự do trở thành công cụ cho một sự che đậy và gian dối thiếu hẳn sự tính khách quan. Truyền thông cố tình đứng về một phía, thậm chí những chứng cớ cho thấy có sai phạm mà họ vẫn tuyên bố không có bằng chứng. Dù TT Trump luôn khẳng định có bằng chứng gian lận và sẽ đưa lên tối cao pháp viện. Truyền thống phản bác ngay lập tức, rằng ông TT không có bằng chứng. Nên nhớ rằng đa số truyền thông quốc tế trích và lấy nguồn tin Hoa kỳ do CNN, New York time, Washington Post etc.. Do đó hầu như mọi thông tin từ 3/11 đều kết luận không có bằng chứng (no evident)! Khi nói không bằng chứng có nghĩa phủ nhận ngay các cáo buộc, mà các báo buộc ấy đang được tiến hành điều tra. Có hay không có bằng chứng, phải do tòa tối cao tuyên bố. Hành động ‘cả vú lấp miệng em’ của giới truyền thông hôm nay là một tai họa cho nền dân chủ tại Hoa Kỳ và thế giới. Vậy họ làm như thế với mục đích gì? Tại sao họ lại làm như thế? Và ai đứng sau lưng điều khiển? Nhiều câu hỏi được đặt ra và hy vọng chúng ta sẽ có câu trả lời một ngày không xa.
Nói tóm, nền dân chủ đích thực phải dựa trên sự công bằng, trong sáng và minh bạch trong mọi sinh hoạt chính trị, nhất là bầu cử. Một khi số đông được thể hiện thì mọi người sẽ dễ dàng chấp nhận và sẽ không có rào cản gì về sự hợp nhất, đoàn kết. Ông Biden hô hào sự chiến thắng của ông sẽ hàn gắn, hợp nhất những phân hóa chia rẽ tại Hoa Kỳ hiện nay, ông kêu gọi hợp nhất để cùng nhau tiến tới phía trước. Vâng, ai cũng mong mỏi sự hiệp nhất, vì đó là sức mạnh quốc gia. Nhưng hợp nhất không thể xây dựng trên sự dối trá, không thể ăn gian để chiếm đọat quyền lực rồi kêu gọi mọi người cùng hợp nhất và hợp tác! Hợp nhất đích thực chỉ tồn tại trên nền tảng của sự thật. Chỉ có trung thực, minh bạch mới thuyết phục được dân chúng đoàn kết vì lợi ích chung của quốc gia.
Adelaide Tuần Báo.