LTS: Đây là bài tổng kết theo nhiều nguồn, xin đọc để biết và tham khảo với Bác sĩ khi cần.
Coronavirus có thể không có dấu hiệu bị lây nhiễm trong nhiều ngày, làm thế nào để biết người đó có bị nhiễm bệnh hay không.
Vào thời điểm họ bị sốt và / hoặc ho và đến bệnh viện, phổi thường là 50% Xơ hóa và đã quá muộn!
Các chuyên gia y tế đã cung cấp một số cách tự kiểm tra đơn giản mà chúng ta có thể làm mỗi sáng:
Người mới bị nhiễm vi khuẩn Corona, thường không có triệu chứng rõ rệt trong nhiều ngày, đến khi bị sốt, vả mồ hôi, đau cổ họng, ho nhiều và khó thở thì phổi đã bị tổn thương ít nhiều.
Cách kiểm tra đơn giản xem có bị nhiễm khuẩn chưa, là hít thở theo khí công:
– Đứng thẳng, hai bàn chân cách nhau một khoảng tương đương chiều rộng của đôi vai.
– Nắm hai tay, từ từ vươn hai cánh tay thành hình thước thợ (90 độ) ngược về phía sau lưng.
– Đồng thời hít vào bằng mũi thật chậm, thật sâu cho đến khi phổi không còn chỗ để chứa nữa thì nín hơi trong 15 giây rồi từ từ thở ra.
– Đưa hai cánh tay tới trước, cúi lưng xuống thở ra bằng miệng cho đến khi không còn gì để thở ra nữa mới đứng thẳng lưng lên.
– Lập lại động tác hít vào thở ra ban nãy, ít nhất hai lần.
Sau ít nhất hai lần hít thở dài hơi như vậy, không bật ho, không ngộp thở, khó chịu, chứng tỏ phổi vẫn hoạt động bình thường.
Nếu trong người không có triệu chứng sốt, ho, gắt cổ thì không có gì đáng lo sợ tức thời.
Cách hít thở này tốt cho phổi, kích thích các phế nang nằm sâu trong buồng phổi hoạt động. Dù không cần tự “chẩn bệnh”,
bất cứ ai cũng nên tìm chỗ có không khí trong lành, thực tập hít thở mỗi ngày ít nhất hai lần để giúp cơ thể sảng khoái, đầu óc
minh mẫn hơn.
Để chống bệnh, nên giữ cơ thể đủ nước, giữ ẩm miệng và mũi. Ban ngày, cứ mỗi nửa giờ nên uống một ngụm nước. Khi cảm thấy khát, tức là người đã thiếu nước, nên uống hai ngụm. Ban đêm khi trở mình hoặc dậy đi tiểu, uống hai ngụm.
Giữ độ ẩm trong mũi. Tránh nhổ trụi lông mũi. Nếu lông mũi mọc dài, thòi ra ngoài trông xấu và bẩn thì chỉ cần cắt phần thòi ra mà thôi, đừng cắt hết. Nếu trong mũi quá khô, dùng thuốc bôi môi (lip medex hiệu Blistex) bôi một lớp mỏng lên lớp da bên trong hai lỗ mũi hoặc xịt trong mũi bằng Sinu Orega. Các chất này sẽ phụ màn nhầy bên trong mũi bắt dính bụi bặm và vi khuẩn, không cho vào phổi. Mỗi tối lúc đánh răng trước khi ngủ, dùng nước rửa bên trong mũi để làm sạch bụi bặm, xác vi khuẩn bám trên màn nhầy của mũi.
Triệu Chứng Nhiễm Corona
Ngày 1, 2, 3:
– Triệu chứng gần giống như cảm
– Hơi đau cổ họng khi nuốt nước bọt
– Không sốt. Không mệt mỏi.
– Ăn uống ngon miệng như bình thường.
Ngày 4:
– Cổ họng đau nhẹ, giọng hơi khan.
– Người nôn nao.
– Nhiệt độ cơ thể thay đổi, đôi khi sốt nhẹ (36 độ 7) rồi hết.
– Bắt đầu ăn mất ngon.
– Hơi đau đầu.
– Đi cầu phân lỏng, hai lần một ngày hay hơn.
Ngày 5:
– Đau cổ họng, khan tiếng hơn.
– Cơ thể sốt nhẹ. Nhiệt độ từ 36 độ 8 hay 36 độ 9.
– Người bần thần mệt mỏi, đau khớp xương.
Ngày 6:
– Sốt cao hơn và thường hơn, 37 độ hay hơn.
-Ho
– Đau cổ họng khi nói hay nuốt.
– Mệt mỏi.
– Thỉnh thoảng hít thở khó khăn rồi qua.
– Lưng và các ngón tay đau lâm râm.
– Tiêu chảy.
– Buồn nôn, có thể ói mửa.
Ngày 7:
– Sốt cao hơn từ 37.4 tới 37.8
– Ho nhiều hơn, có đàm.
– Đau nhức toàn thân.
– Đầu nặng.
– Hít thở khó khăn thường xuyên hơn.
– Tiêu chảy nhiều lần hơn.
– Nôn mửa.
Ngày 8:
– Sốt gần 38 độ hay hơn.
– Nặng ngực, khó thở hơn, hơi thở khò khè.
– Ho liên tục, đàm nhiều, tắt tiếng.
– Đầu đau, khớp xương đau, lưng đau.
Ngày 9:
– Các triệu chứng cũ trở nên nặng hơn.
– Sốt tăng giảm bất thường.
– Ho dồn dập.
– Thở rất khó.
• Tới mức này nên đến bệnh viện để chẩn Corona, thử máu và chụp quang tuyến hình phổi.
Để Phòng Ngự:
– Tránh đám đông.
– Mang khẩu trang y khoa khi phải tiếp xúc gần với người khác.
– Nếu không có khẩu trang, giữ khoảng cách ít nhất 5 feet (1.5 mét).
– Rửa tay ít nhất 20 giây bằng xà-phòng, cả lòng bàn tay lẫn lưng bàn tay, nhiều lần trong ngày.
– Tránh bắt tay. Thanh trùng hai bàn tay sau khi bắt buộc phải bắt tay, hay chạm vào các chỗ công chúng chạm tay vào: nắm cửa thương xá, xe mua hàng ở siêu thị, vòi đổ xăng, thực đơn nhà hàng, tiền giấy, v.v…
– Trước khi từ phòng vệ sinh công cộng bước ra, rửa tay kỹ lưỡng, lau khô rồi dùng khăn giấy vừa lau tay để mở cửa xong lấy chân chặn cửa, vất khăn giấy ngay trong thùng rác để gần cửa.
– Tuyệt đối bỏ thói quen thấm nước bọt vào đầu ngón tay để lật các trang sách báo, nhất là sách báo để ở các phòng mạch hay
chỗ công cộng. Các trang ấy đã người nằm đó chờ bạn chấm tay rồi cho vào miệng!
– Khi hắt hơi, ho, phải dùng khăn giấy che miệng, xong vất ngay vào thùng rác. Nếu không kịp lấy khăn thì ho hay hắt hơi vào
khủyu tay áo rồi về bỏ giặt ngay.
– Thanh trùng điện thoại, IPad, màn hình trên máy tập thể dục,..
Cách Chống Trả Vi Khuẩn Corona Trong Khi Chờ Đợi Được Cứu Giúp:
– Giữ vững tinh thần, đừng sợ hãi.
– Tự cách ly với mọi người, nhất là thân nhân để tránh lây qua lây lại sau khi bạn thoát hiểm.
– Tất cả mọi người đều dùng khẩu trang.
– Dưỡng bệnh nơi sạch sẽ, thoáng mát.
– Ăn nhiều rau và dùng sinh tố C để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
– Dùng thuốc hạ nhiệt (Tylenol,Advil, Aspirin,..), chuồm khăn lạnh trên trán.
– Dùng thuốc ho, kẹo ho.
– Đắp chăn mỏng, thoáng.
– Tăng nhiệt độ nơi dưỡng bệnh.
– Uống đủ nước cho cơ thể, nếu có thể uống hơn mức cần thiết thì càng tốt.
– Ăn uống đầy đủ chất bổ dưỡng để giúp cơ thể đủ sức chống bệnh. Dùng các loại Boots, En-sure,..
– Nên ngủ nhiều.
– Sau khi thoát hiểm, cần nghỉ dưỡng thêm 30 ngày, thực hành hít thở theo như đã nói ở đoạn đầu để lấy thêm dưỡng khí và
giúp phổi từ từ phục hồi toàn diện.
ATB tổng hợp từ các nguồn: Korea News, Canadian CDC, Taiwan health…