Ngay sau khi Úc, Anh và Mỹ thành lập liên minh AUKUS, đã có phản ứng từ nhiều quốc gia về vấn đề này. Đặc biệt đảng csTQ phản đối hết sức gắt gao, không chỉ lên án mà còn thóa mạ, thậm chí ví Úc như là con chó theo đuôi Mỹ, đồng thời hăm dọa tấn công Úc bằng đầu đạn Hạt Nhân. Trong khi thực chất liên minh AUKUS chẳng qua chỉ là một hợp đồng mà chủ yếu Mỹ và Anh sẽ cung cấp các phương tiện khoa học kỹ thuật để Úc đóng một đội tầu ngầm dùng năng lượng Hạt nhân, dĩ nhiên Úc phải chi ra gần trăm tỉ bạc để sở hữu đội tầu này, với mục đích hiện đại hóa quốc phòng, nhằm bảo vệ lãnh thổ Úc như bao quốc gia thường làm, kể cả Tầu cộng. Tại sao csTQ lại chống đối một cách triệt để trong khi chính họ không ngừng gia tăng khả năng và sức mạnh quân sự một cách nhanh chóng mà ai cũng có thể nhìn thấy họ đã chiếm gần hết biển Đông? Họ vẫn ra rả cho rằng những việc làm của họ là để bảo vệ chủ quyền và anh ninh lục địa!.

Các quốc gia trong vùng cũng lên tiếng, phía ủng hộ AUKUS mạnh nhất là Nhật, Đài Loan, Phi Luật Tân và Singapre trong khi Mã Lai và Nam Dương tỏ ra dè dặt. Các quốc gia khác chưa lên tiếng như Viêt Nam, Thái Lan. Phần lớn các quốc gia hải đảo nhỏ bé thuộc khu vực Thái Bình Dương tỏ ra hài lòng vì chính họ cũng đang mang nỗi sợ bị csTQ nuốt trọn. Riêng Tân Tây Lan lúc nào cũng coi Úc là anh hai, ủng hộ nhưng lại ‘dị ứng’ với Hạt nhân nên tuyên bố sẽ không cho phép tầu ngầm Nguyên tử cập bến cảng của họ.
AUKUS là động tác của ba quốc gia có cùng giá trị về tự do dân chủ cùng đồng thuận và hậu thuẫn nhau trong phạm vi quốc phòng để cùng bảo vệ các giá trị mà họ theo đuổi. AUKUS không phải là liên minh tạo sức mạnh gây chiến với bất cứ ai, kể cả TQ.
Thực chất của liên minh AUKUS không giống liên minh quân sự NATO có ràng buộc về việc bảo vệ lẫn nhau khi bị tấn công tuy nhiên AUKUS là bước đầu của những gắn kết lâu dài về lợi ích, chiến lược và địa chính trị. Bấy lâu Úc Châu được coi là nơi bình an hiền hòa, chẳng ai dòm ngó thì nay tình thế xoay chiều khi đảng csTQ nhắm vào lục địa này. Thời chính phủ Bob Hawer và Keating, Hồ Diệu Bang đã đến Úc và nhận xét rằng lục địa Úc Châu nơi mà “Đất lành chim đậu”. Sau vụ Thiên An Môn người Tầu lục địa được ở lại Úc tăng vọt trên trăm ngàn và ngày nay sắc dân Tầu chiếm vị trí số 1 trong xã hội Úc. Đảng csTQ đã âm thầm xâm nhập Úc mà chi tiết được trình bày trong cuốn sách của giáo sư Clive Hamilton: Cuộc xâm lăng thầm lặng (The silent Invasion). Thiết tưởng hết thảy ai muốn hiểu rõ ý đồ xâm lăng vào Úc (và các quốc gia khác như thế nào) xin tìm đọc cuốn sách này.
TT Morrison thẳng thắn nêu vấn đề điều tra nguồn gốc con Virus viêm phổi, đánh trúng tim đen của đảng csTQ và họ cay cú đáp trả bằng việc trừng phạt kinh tế. Tuy Úc mất mối bán hàng tại TQ nhưng Úc lại được các quốc gia khác hỗ trợ nên không bị thiệt hại là mấy. Trong khi đảng csTQ hạn chế nhập than đá Úc khiến mạng lưới điện của họ lâm tình trạng thiếu hụt, kéo theo ảnh hưởng lãnh vực khác.
Xuất thân từ gia đình trung lưu, giữ vững những giá trị truyền thống tốt đẹp. TT Morrison dám đánh cược giữa Anh, Mỹ và TQ trong ván bài an ninh quốc gia khiến Úc trở thành đối tượng bị báng bổ và bị hăm dọa từ đảng csTQ. Dù gặp khó khăn nhưng chính phủ Morrison không lùi bước trước những thách thức đó, đa số dân chúng đã ủng hộ ông. Rất may đảng Lao Động cũng nhìn ra âm mưu của đảng csTQ, nhất là qua đại dịch Covit-19 nên sự đồng thuận lưỡng đảng cho phép Úc nhắm về phía trước, quyết tâm củng cố quốc phòng và đề phòng mọi hành vi lũng đoạn của đảng csTQ vào xã hội, văn hóa, kinh tế và quốc phòng Úc.
AUKUS là khởi điểm của một thời kỳ phiêu lưu mới. Tuy đường còn dài đối với Úc nhưng đảng csTQ đang thu ngắn cho một cuộc chiến toàn diện. Dù sao điểm khởi sự cũng là yếu tố quan trọng cho những bước kế tiếp, đó là sự hiện diện của quân đội Mỹ, chuyên gia Anh cùng với Úc để bảo vệ lục địa này. AUKUS không làm cho Úc mất tính độc lập nhưng AUKUS sẽ làm cho giấc mộng xâm lăng của đảng csTQ vào Úc Châu không còn bằng phẳng như họ tưởng.
Adelaide Tuần Báo