Bí quyết trường sinh của ‘ma cà rồng’ trong truyền thuyết giờ đây đã biến thành sự thực với phát hiện của các nhà khoa học Trung Quốc. Tuy nhiên, những tác động tiềm ẩn của khám phá này đối với nhân loại, đặc biệt là ở xã hội Trung Quốc, đã làm dấy lên những mối quan ngại sâu sắc. Kỹ thuật này tiềm ẩn những nguy cơ gì? Liệu còn có con đường nào khác để đạt tới sự trẻ hóa và trường thọ mà con người hằng mong ước?
Kỹ thuật ‘ma cà rồng’ được hé lộ
Một nhóm các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu kỹ thuật của ma cà rồng – tiêm máu của chuột con cho chuột già nhằm kéo dài tuổi thọ của chúng. Nhiều nhà khoa học và các doanh nhân hiện đang quan tâm đến việc áp dụng kỹ thuật này để giúp “trẻ hóa” những người đang bị lão hóa.
Nghiên cứu mới được công bố vào tháng 5 trên tạp chí được bình duyệt Cell Stem Cell, đã phát hiện ra rằng các cơ quan và các loại tế bào khác nhau ở chuột con sẽ lão hóa nhanh hơn khi tiếp xúc với máu của chuột già và ngược lại, các tế bào gốc trưởng thành, cùng các tế bào soma xung quanh ở chuột già có thể được “trẻ hóa” bằng cách tiêm máu của chuột con vào chún
Các tác giả tại Học viện Khoa học Trung Quốc cũng chỉ ra rằng một trong số các loại tế bào có phản ứng nhạy nhất với máu trẻ là các tế bào tiền thân tạo máu (HSPC) – chính là các tế bào tạo ra các tế bào miễn dịch và máu khác.
Ma Shuai, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: “Hầu hết các nghiên cứu liên quan trước đây chỉ chứng minh được hiện tượng [trẻ hóa] và chưa tiết lộ đầy đủ về các cơ chế thiết yếu”.
Nghiên cứu nhấn mạnh: “Nghiên cứu của chúng tôi tạo ra một nguồn tài nguyên có thể khai thác nhằm nâng cao hiểu biết của chúng ta về các yếu tố hệ thống liên quan đến lão hóa và cách vận dụng chúng để giảm bớt lão hóa”.
Để xác định các cơ chế khiến kỹ thuật heterochronic parabiosis (tức là một con chuột trẻ và một con chuột già cùng chia sẻ một hệ tuần hoàn) tác động đến quá trình lão hóa và trẻ hóa, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phân lập và so sánh hơn 164.000 tế bào đơn lẻ ở 7 cơ quan trong vòng 5 năm.
Họ đã phát hiện ra rằng hiệu ứng trẻ hóa ở những con chuột già được tạo ra bằng cách hoạt hóa các tế bào HSPC già thay vì từ việc di chuyển các tế bào HSPC trẻ vào tủy xương.
Mặc dù nghiên cứu mới này được thực hiện trên chuột sống, nhưng nhiều nhà khoa học và doanh nhân hiện khá quan tâm đến khả năng áp dụng kỹ thuật này cho con người. Ambrosia, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Hoa Kỳ, từng đề xuất bơm huyết tương người từ những người hiến máu trẻ sang người lớn tuổi, với lượng 1,5 lít mỗi lần, trong hai ngày. Tuy nhiên, công nghệ này đã bị Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ bác bỏ vào năm 2019 vì “không an toàn hay hiệu quả”.
Mối quan tâm về đạo đức và rủi ro tội phạm
Bài báo của South China Morning Post đã dấy lên những quan ngại sâu sắc. Độc giả bày tỏ nghi vấn về những rủi ro đạo đức của “kỹ thuật ma cà rồng” này. Một tài khoản có tên Paul W. bình luận: “Câu hỏi đặt ra là liệu một số kẻ hèn hạ có tiền, có quyền sẽ triển khai phương pháp nào trong phạm vi quyền lực của bọn họ để lấy máu của những người trẻ khỏe mạnh?”.
Đây không phải là một thắc mắc vô căn cứ. Trong những năm gần đây, nhiều cuộc điều tra đã cho thấy sự phát triển của thị trường chợ đen bán máu và mức độ nghiêm trọng của nạn buôn người ở Trung Quốc.
Năm 2014, BBC đưa tin vụ việc 7 người đã bị bắt vì cáo buộc âm mưu ép các học sinh hiến máu. Theo cảnh sát Trung Quốc, ít nhất 8 trẻ em từ 10 đến 16 tuổi đã bị một băng nhóm đánh đập để ép các em “hiến máu” cho một công ty ở tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Trong số những người bị bắt có một cán bộ trung tâm máu, người này đã khai với cảnh sát rằng anh ta bị áp lực phải tìm thêm người hiến máu. Có thông tin tiết lộ rằng các học sinh bị buộc phải hiến máu hàng tháng trong 7 tháng và lượng máu được lấy cao gấp 3 lần so với lượng máu trung bình của những người hiến máu tự nguyện.
Vào năm 2015, Reuters tiết lộ thêm rằng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng ở Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng thiếu nguồn máu triền miên, tạo điều kiện cho chợ đen bán máu ra đời. Những cuộc trấn áp định kỳ các tay “cò máu” dường như chỉ có tác dụng rất hạn chế. “Đừng lo lắng về cảnh sát. Chúng tôi ở bên ngoài hầu hết các bệnh viện và chúng tôi biết tất cả các nhân viên cảnh sát”, Zhang – một “cò máu” ở Bắc Kinh nói, trong khi hai chiếc xe cảnh sát đang đậu ngay gần đó.
Hãy tưởng tượng nếu “kỹ thuật ma cà rồng” nói trên được áp dụng cho loài người để thỏa mãn mong muốn trẻ hóa, thì hậu quả sẽ khủng khiếp ra sao khi mà nhu cầu về máu vốn đã cao, cùng với đó là tội phạm liên quan đến chợ đen bán máu ở Trung Quốc vốn đã rất tồi tệ?
Gần đây, nhà bất đồng chính kiến Trung Quốc Yao Cheng tiết lộ rằng, theo số liệu thống kê của các tổ chức phi lợi nhuận Trung Quốc, bao gồm cả WRIC (tổ chức Quyền lợi cho phụ nữ ở Trung Quốc), ước tính có 70.000 trẻ em bị bắt cóc mỗi năm, chưa tính đến những trẻ em bị bỏ rơi.
Những đứa trẻ đáng thương đó sau khi bị mua về sẽ trở thành cô dâu nhí – khi đứa trẻ đến độ tuổi thích hợp, sẽ phải kết hôn với một người trong gia đình đó, hoặc trở thành gái mại dâm, thậm chí là bị đưa đi mổ cướp tạng.
Ông Yao nhớ lại đã từng chứng kiến ở Sán Đầu, Quảng Đông những chiếc giường dành cho các bé trai và bé gái bị đưa đến Đông Nam Á để mổ cướp nội tạng. Ông Yao nói rằng bất chấp tất cả các bằng chứng mà ông đã thu thập được, cảnh sát vẫn từ chối điều tra hoặc có bất kỳ hành động nào để trấn áp tội phạm.
Ông Yao cho rằng cảnh sát Trung Quốc chỉ giỏi trong việc truy bắt đối tượng “thù địch” của nhà nước, còn với nhóm buôn người thì họ không ra tay, bởi vì nhiều cảnh sát cũng tham gia vào các hoạt động phi pháp này, tạo thành một chuỗi công nghiệp siêu lợi nhuận. Ông cũng cho rằng các quan chức cấp cao trong ĐCSTQ đã chống lưng cho những kế hoạch vô nhân đạo này vì một số người trong số họ đã thực hiện cấy ghép nội tạng. “Tại sao nhiều cán bộ cao cấp của Đảng, được cho là sức khỏe yếu sau khi trải qua các cuộc chiến và những khó khăn gian khổ thời đầu, lại có thể sống đến độ tuổi 90-100?”, ông Yao đặt nghi vấn. “Hãy nhìn Giang Trạch Dân, ông ta đã gần 100 tuổi. Nhu cầu nội tạng ở thị trường Trung Quốc hẳn cũng rất cao”.
Những lời buộc tội của Yao không phải là vô căn cứ. Vào năm 2016, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua H.Res 343 một mục trong nghị quyết thể hiện mối quan ngại trước “các báo cáo liên tục và đáng tin cậy về hoạt động thu hoạch nội tạng có hệ thống và được nhà nước bảo trợ từ tù nhân lương tâm của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.
Khi mà một tội ác khó tin như vậy đang hiện hữu trong lòng xã hội Trung Quốc, khó có thể đảm bảo rằng những đứa trẻ vô tội và các tù nhân lương tâm trẻ tuổi sẽ không bị bức hại để lấy máu của họ một khi “kỹ thuật ma cà rồng” được thực hiện trên con người.
Liệu có phương thức nào khác nhân văn hơn để đạt đến sự trẻ hóa và trường sinh?
Từ hằng bao đời nay, sự trường sinh và tuổi trẻ vẫn luôn là niềm mong ước của loài người. Trí tuệ cổ đại và khoa học hiện đại ở cả phương Đông và phương Tây đã đưa ra nhiều phương cách khác nhau và rõ ràng là không cần tới “kỹ thuật ma cà rồng” đầy rủi ro về mặt đạo đức, vẫn còn có nhiều lựa chọn khác đúng đắn hơn để đạt được sự trẻ trung và trường thọ.
Một nghiên cứu khoa học dẫn đầu bởi Hoge từ Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và Trường Y Harvard về thiền định với tâm thái từ bi đã phát hiện ra rằng những người yêu thương và hòa ái với người khác thường xuyên có telomere – loại enzyme tự nhiên có tác dụng ngăn chặn lão hóa hữu hiệu – dài hơn đáng kể, nhờ đó làm giảm lão hóa tế bào và kéo dài tuổi thọ. Phát hiện này phù hợp với nghiên cứu trước đó, chỉ ra mối quan hệ giữa các hành vi vị tha (ví dụ như làm thiện nguyện) với sức khỏe tổng thể và tuổi thọ. Đáng chú ý, một nghiên cứu của Sara Konrath tại Đại học Michigan cho thấy hoạt động tình nguyện chỉ có hiệu quả kéo dài tuổi thọ khi được thực hiện một cách chân thành vô vị kỷ.
Những kết quả nghiên cứu này một lần nữa khẳng định quy luật nhân quả đã được giáo dục trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Các tôn giáo như Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo đều tin rằng thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Tuy nhiên, chủ nghĩa vô thần và học thuyết đấu tranh của ĐCSTQ đã phá vỡ những niềm tin chân chính này.
Trung Quốc cổ đại đã từng nổi tiếng với những phương pháp trường sinh bất lão thần kỳ, được truyền thừa qua các thế hệ trong các môn phái tu luyện. Theo những ghi chép lịch sử, Trương Tam Phong, người sáng lập Thái Cực Quyền, được cho là đã sống hơn hai thế kỷ. Ba vị hoàng đế nhà Minh đã tôn ông là “Chân Nhân”, bậc tu hành đắc Đạo.
Hoàng đế Minh Thành Tổ (tên thật là Chu Đệ) sau lên ngôi, đã nhiều lần cử sứ giả đến tìm Trương Tam Phong. Trương Tam Phong cuối cùng đã trả lời bức thư của Minh Thành Tổ bằng một bài thơ. Ông biết chính xác lý do mà Hoàng đế tìm đến ông – không phải vì của cải hay danh vọng, những thứ đó Ngài đã có – mà là vì tuổi thọ.
Trong bài thơ của mình, Trương Tam Phong đã tiết lộ bí quyết trường thọ cho Minh Thành Tổ, chính là tĩnh tâm và buông bỏ những ham muốn trần tục (thanh tâm quả dục).
Thái Cực Quyền nguyên vốn là một phương pháp tu luyện kết hợp dưỡng thân và tâm, giúp người tập duy trì sự trẻ trung, đạt được trường thọ và tiến nhập lên các cảnh giới cao hơn. Tuy nhiên, đáng tiếc thay, ngày nay bí quyết dưỡng tâm của môn phái này đã bị thất truyền.
Trên thế giới hiện nay, có một môn khí công khác đang được cộng đồng quốc tế ưa chuộng vì những lợi ích về sức khỏe và tinh thần, chính là Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đai Phát. Các học viên Pháp Luân Công vận dụng nguyên lý Chân, Thiện và Nhẫn để tu dưỡng tâm tính trong cuộc sống thường ngày của họ. Bên cạnh đó, họ đồng thời tập luyện năm bài công pháp nhẹ nhàng, bao gồm một bài thiền định. Một số nghiên cứu y học đã phát hiện ra rằng tu luyện Pháp Luân Công có thể nâng cao hệ thống miễn dịch, cải thiện các triệu chứng bệnh tật và kéo dài tuổi thọ.
Để kết lại, chúng ta hãy nhớ lại một câu nói của Albert Einstein: “Chỉ có thể xác định giá trị cuộc sống và tất cả những biểu hiện cao cả của nó bằng một tâm hồn khao khát hướng tới định mệnh của chính mình. Mọi nỗ lực hạ thấp đạo đức thành các công thức khoa học đều sẽ phải thất bại. Tôi hoàn toàn bị thuyết phục về điều đó”.