Nếu một đứa trẻ được dạy dỗ tốt về khả năng chơi chung với bạn ngay từ khi còn nhỏ thì lớn lên khả năng làm việc nhóm lẫn hòa nhập cộng đồng cũng sẽ tốt. Ba mẹ nên hướng dẫn bé chơi cùng với bạn bè, đối xử với người khác ra sao, đưa cho bé một số đồ chơi và yêu cầu bé phải chia sẻ đồ chơi với bạn, thay phiên nhau chơi và không được ích kỉ dành chơi một mình.
2. Học cách chia sẻ và rộng lượng
Bên cạnh việc chia sẻ đồ chơi, bố mẹ cũng nên dạy trẻ chia sẻ những thứ khác với mọi người như đồ ăn, thức uống hay bất cứ thứ gì mà con có. Mục đích của việc này là để rèn cho bé đức tính khoan dung, độ lượng và biết yêu thương, suy nghĩ cho người khác.
3. Thương người như thể thương thân
Đừng dạy con sống quá ích kỷ, ngay từ nhỏ, ba mẹ cần thủ thi, tâm tình với con về tình thương, biết thương chính mình, thương ba mẹ và người thân, đồng thời quan tâm, động viên mọi người xung quanh
4. Phải biết nói lời cảm ơn
Khi trẻ một tuổi đã bập bẹ biết nói, hãy tập cho con nói câu cảm ơn ngay từ những lời nói đầu đời cũng là cách giáo dục bé một lối sống văn minh, lịch sự khi được giúp đỡ. Và đừng quên dạy bé cách nói như thế nào khi cần sự giúp đỡ của người khác.
5. Khuyến khích con dùng thìa để tự ăn
Rèn luyện tính độc lập từ nhỏ sẽ giúp bé nhận ra việc cố gắng, tự bản thân nỗ lực làm tất cả mọi việc mà không phụ thuộc, ỷ y vào ba mẹ
6. Biết lắng nghe người khác
Dạy bé biết nghe lời, nhận ra cái đúng và cái sai trong cuộc sống. Nghiêm mặt nhắc nhở con nếu bé có thái độ ương bướng, quay đi khi đang nói chuyện với người lớn, vì đó là cách để rèn cho bé tính nhẫn nại, biết tiếp thu và biết nhận ra lỗi của mình.
7. Hỏi ý kiến
Hầu như trẻ con thường rất hay tự ý lấy những thứ mình muốn mà không cần hỏi ý kiến người khác. Đây là một thói quen xấu, hãy dạy con biết cách nói lời xin phép khi muốn sử dụng bất cứ thứ gì không thuộc về mình, cũng là một cách để bày tỏ sự tôn trọng đối với người khác.
8. Nói lời xin lỗi
Biết cảm ơn thì phải biết xin lỗi và nhận lỗi sai, ba mẹ cần chú ý 2 điều này đầu tiên khi dạy kỹ năng sống cho trẻ.
9. Cư xử nhẹ nhàng với người khác
Trẻ thường rất lo lắng và sợ hãi khi người chơi cùng lớn tiếng hay cư xử không hòa nhã, nhẹ nhàng. Vậy nên, hãy tiếp cận nhẹ nhàng, tình cảm với bé để bé có thể thoải mái vui chơi. Cũng là một cách để hình thành nên tính cách nhẹ nhàng của bé khi tiếp xúc với người khác.
10. Dùng lời nói thay vì nắm đấm
Trẻ con rất dễ пổi cáu và thường hay phảп xạ lại bằng cách dùng hành động. Chắc chắn ở độ tuổi nào cũng vậy, không ai muốn dùng nắm đấm để giải quyết vấn đề. Bố mẹ nên biết cách thể hiện cảm xúc của mình bằng lời nói và hạn chế dùng ʙạo ʟực để dạy con.