Nhân ngày kỷ niệm hiệp ước ANZUS ( Australia- New Zealand – United States treaty) 70 năm (1/9/1951) khi 3 quốc gia cùng liên minh với nhau vì sự ổn định vùng Thái Bình Dương sau thế chiến II. Nếu một quốc gia bị tấn công thì quốc gia trong khối cũng coi như là bị tấn công. Tuy không bắt buộc tham chiến để cứu nhau nhưng những liên hệ ràng buộc vẫn duy trì cho đến năm 1984, khi Thủ Tướng News Zealand (NZL) lúc bấy giờ là ông David Lange đã tẩy chay mọi thứ liên quan đến Hạt Nhân vì thế Hàng Không Mẫu hạm và tầu ngầm Nguyên Tử của Hoa kỳ không được phép cập bến NZL. Ta còn nhớ lúc ấy sự căng thẳng giữa Mỹ và NZL rất cao và Úc đứng giữa đã thật khó xử. Để rồi Hoa Kỳ và NZL chấm dứt hiệp ước với nhau trong khi Úc vẫn giữ liên minh với Mỹ đồng thời vẫn liên minh riêng với NZL. Bước qua thiên niên kỷ 2000 bất đồng ấy đã được hóa giải và liên minh 3 quốc gia trở lại bình thường. Kỷ niệm 70 năm TT Morrison phát biểu về tầm quan trọng của ANZUS trong bối cảnh hiện tại khi mà khu vực Thái Bình Dương bị đe dọa bởi sự bành trướng của chủ nghĩa bá quyền. Ông nhấn mạnh rằng Úc đồng hành cùng Mỹ và NZL trong mọi tình huống, đặc biệt 3 cuộc chiến tranh sau thế chiến II mà Mỹ chủ động: Các cuộc chiến tại Triều Tiên, VN và Afghanistan. TT Biden phát biểu về tầm quan trọng của hiệp ước và mong rằng hiệp ước này sẽ còn tiếp tục 70 năm tới nữa.
Nhà chiến lược quốc phòng Peter Jennings thuộc viện nghiên cứu chiến lược Úc tại Canberra trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình Sky News đã mô tả thái độ và lời phát biểu của TT Hoa Kỳ đương nhiệm, trong khi Biden đánh giá tầm quan trọng liên minh ANZUS nhưng Biden lại bỏ qua sự đóng góp đáng kể của Úc đối với đồng Minh Hoa Kỳ. Nghĩa là Úc đã đồng hành với Mỹ trong mọi cuộc chiến xung đột do Mỹ chủ động. Điển hình nhất là cuộc chiến với Taliban tại Afghanistan kéo dài 20 năm và xa khu vực Thái Bình Dương nhiều ngàn dặm! 25 ngàn lính Úc luân phiên thay đổi và 41 người đã hy sinh, chưa kể tiêu hao hàng tỉ đô mà sự thảm bại do Mỹ chủ động rút lui sẽ là vết nhơ, và nỗi đau cho quân đội Hoàng Gia Úc. Thế nhưng Úc vẫn trung thành theo Mỹ.
Chưa bao giờ liên minh ANZUS lại quan trọng cho bằng lúc này khi đảng csTQ với tham vọng bá chủ mà Thái Bình Dương là cửa ngõ để thực hiện mộng bá chủ này. Úc và NZL quá bé nhỏ so với sự hung hãn của đảng csTQ và nếu Mỹ không chủ động bảo vệ thì nguy cơ lục địa Úc Châu lọt vào tay đảng csTQ là rất có thể. Thế nhưng, những gì đang xảy ra cho thấy một ‘siêu cường’ Hoa Kỳ đang trên đà ‘siêu vẹo’ bởi chính phủ cầu an và nhu nhược Dân Chủ do Biden đứng đầu. Triệt thoái một cách hỗn loạn và giao danh sách nhân sự cộng tác viên cho Taliban một bằng chứng cho thấy sự yếu kém của chính quyền này.
Ông Đặng Văn Âu, người Mỹ gốc Việt từng sống ở Mỹ 46 năm đã nói rất đúng, với sức mạnh mà Hoa Kỳ có hiện tại chưa ai có thể làm cho cho Hoa Kỳ sụp đổ, mà do chính nội bộ Hoa Kỳ tự làm mình sụp đổ. Chúng ta đã chứng kiến trong mấy năm qua. Cánh Tả đã tận dụng mọi cơ hội để khuynh loát và hướng dẫn dư luận Mỹ. Đã và đang làm cho siêu cường Hoa Kỳ tự tan rã mà không cần phải có chiến tranh hạt Nhân hủy diệt. Kẻ đúng sau xu thế khuynh Tả này chính là con bạch tuộc đảng csTQ. Thế nhưng ít người nhìn ra. Cái mà người ta nhìn chỉ là bề mặt về một đảng Dân Chủ vì nước vì dân hoặc là Biden đáng tin cậy hơn Trump etc… Một số người Mỹ gốc Việt cũng nghĩ như thế. Liệu nước Mỹ có còn duy trì vị thế siêu cường trong mươi năm tới?
Úc coi trọng hiệp ước và mong mỏi Hoa Kỳ song hành vì hòa bình và sự ổn định khu vực Thái Bình Dương dưới sự đe dọa của đảng csTQ. Nhưng Úc không nên ỷ nại và trở nên nhu nhược phó mặc vận mệnh lục địa Úc Châu vào tay Hoa Kỳ. Úc không chỉ cần vững vàng về kinh tế, mà quốc phòng phải mạnh và hiện đại, không thể chậm trễ. Đó là nhận xét của một số chiến lược Úc. Quốc phòng Úc mạnh sẽ làm cho đảng csTQ phải ‘gờm’ khi muốn xâm lăng lục địa này và Hoa Kỳ cũng coi trọng vai trò của Úc trong việc bảo vệ khu vực Thái Bình Dương. Trong khi NZL luôn coi Úc là anh lớn bên cạnh, sẽ được an tâm hơn.
Adelaide Tuần Báo
previous post