Nghiên cứu mới của Trung tâm Khoa học Nhân khẩu học Leverhulme của Đại học Oxford về Covid-19 công nhận rằng khẩu trang vải, mạng che mặt hoặc bịt mặt bằng vải, bẩt kể được sản xuất công nghiệp hay làm tại nhà bằng những nguyên liệu phù hợp, đều có tác dụng trong việc phòng chống lây lan virus Covid-19 cho người sử dụng và những người xung quanh.
Giáo sư Melinda Mills, Giám đốc Trung tâm Khoa học Nhân khẩu học Leverhulme và đồng thời là tác giả nghiên cứu này cho biết có bằng chứng khoa học vững chắc để chứng minh lập luận này. Đa số các nước trên thế giới cũng đang áp dụng chính sách buộc người dân đeo khẩu trang nơi công cộng. Tuy nhiên, ở một số nước khác, ví dụ như Anh, các khuyến nghị này còn mơ hồ và không thống nhất.
Nhóm nghiên cứu thấy rằng kể từ khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) tuyên bố tình trạng đại dịch toàn cầu từ giữa tháng Ba năm 2020 tới nay, đã có 120 nước áp dụng chính sách đeo khẩu trang/bịt mặt bắt buộc tại nơi công cộng.
Các nước châu Á, nơi mà nhà cầm quyền đã có khá nhiều kinh nghiệm trong việc phòng chống dịch SARS đã áp dụng các biện pháp này khá sớm và trên diện rộng.
Nhiều người cho rằng Vương Quốc Anh hoặc những quốc gia không quen với việc đeo khẩu trang nơi công cộng sẽ khá lúng túng và chậm trễ trong việc áp dụng các biện pháp phòng tránh này.
Tuy nhiên, theo Giáo sư Mills, các dữ liệu nghiên cứu cho thấy từ cuối tháng Tư năm 2020, các nước châu Âu đã gần như ngay lập tức yêu cầu người dân đeo khẩu trang nơi công cộng. Cụ thể, tỉ lệ đeo khẩu trang ở Ý là 84%, ở Mỹ là 66% và ở Tây Ban Nha là 64%.
Trong tình hình đại dịch cũng như làn sóng nghi ngờ giá trị của khẩu trang/bịt mặt trong việc phòng chống lây lan dịch bệnh, nghiên cứu này đã nhanh chóng được thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy:
• Bịt mặt có tác dụng bảo vệ cho người sử dụng và những người xung quanh.
• Đeo khẩu trang/bịt mặt nơi công cộng là cách phòng chống dịch bệnh không cần dùng thuốc có tác dụng phòng tránh dịch cao thứ hai chỉ sau việc rửa tay thường xuyên.
• Các yếu tố hành vi có liên quan, bao gồm mức độ hiểu biết của người dân đối với dịch vệnh và quan điểm của họ đối với các nguy cơ nhiễm bệnh, niềm tin đối với chính phủ và các chuyên gia, có thể gây ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện chính sách đeo khẩu trang.
• Đeo khẩu trang/bịt mặt nơi công cộng cần được áp dụng đồng thời với các biện pháp cách ly xã hội cũng như khử trùng tay.
• Chính sách rõ ràng, nhất quán và tuyên truyền là yếu tố mấu chốt để thực hiện bắt buộc đeo khẩu trang và bịt mặt nơi công cộng.
Giáo sư Mills cho rằng người dân thường sẽ cảm thấy bối rối trước việc nên hay không nên đeo khẩu trang nơi công cộng vì sự thiếu nhất quán trong các thông báo liên quan đến dịch bệnh từ chính quyền và WHO.
Không chỉ vậy, còn lo rằng mình sẽ phải đối mặt với tình trạng khan hiếm các dụng cụ bảo hộ. Do đó, họ cần có được thông báo rõ ràng về việc họ nên dùng khẩu trang/bịt mặt loại nào, như thế nào và dùng khi nào.
Tuy nhiên, nghiên cứu đã chỉ rõ một số loại hình bịt mặt sẽ không có tác dụng. Ví dụ, khẩu trang/bịt mặt bằng vải thưa như một số loại khăn choàng cổ.
Các loại khẩu trang có tác dụng tốt nhất là các loại được sản xuất bằng cotton, có nhiều lớp và làm bằng nguyên liệu tổng hợp cao cấp.
Ví dụ, khẩu trang làm từ cotton và lụa hay flannel có thể lọc không khí tới 95% và có tác dụng cao trong phòng tránh lây nhiễm. Các loại bị mặt/khẩu trang khác nên được đeo quanh tai hoặc vòng qua cổ để đạt tới hiệu quá che các bộ phận trên mặt cao nhất.
Theo Giáo sư Mills, một trong những nguyên nhân dẫn tới việc chưa được thực hiện với tỉ lệ cao ở một số nước là do có quá ít các nghiên cứu khoa học trên diện rộng được thực hiện.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng mặc dù không có thử nghiệm lâm sàng nào liên quan việc hắt xì hoặc ho và cùi chỏ, giãn cách xã hội và cách ly xã hội, những biện pháp này đã và đang chứng tỏ hiệu quả của mình và được áp dụng ở rất nhiều nơi.
Với những kinh nghiệm trong phòng chống và đẩy lùi các dịch bệnh như SARS, H1N1, MERS, có 05 yếu tố hành vi ảnh hưởng đến sự tuân thủ của người dân đối với việc đeo khẩu trang:
1. Người dân cần hiểu rõ mức độ nguy hiểm cũng như biết rằng virus gây bệnh có thể lây lan từ người sang người như thế nào.
2. Họ cần hiểu khẩu trang/bịt mặt sẽ bảo vệ họ ra sao.
3. Hệ thống chính trị-xã hội, niềm tin vào nhà cầm quyền
đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người dân thực hiện chính sách này.
4. Tính cách và quan điểm cá nhân ảnh hưởng lớn đến việc tuân thủ quy định khi mà phần lớn những người trẻ có sức đề kháng cao, thường hay coi thường dịch bệnh và vì vậy, không sẵn sàng tuân thủ chính sách đeo khẩu trang nơi công cộng.
5. Để việc đeo khẩu trang được thực hiện hiệu quả, chính quyền cần cân nhắc những rào cản trong việc kiểm soát và điều chỉnh nguồn cung khẩu trang y tế để tránh việc đầu cơ, gây lạm phát giá.
Cố Vấn Tạ Quang Huy
Fellow, Viện Di Trú Úc