NGUYÊN VĂN PHÁT BIỂU TRANH BIỆN CỦA NGHỊ SĨ JULIAN HILL TRƯỚC NGHỊ VIỆN ÚC VỀ VIỆC ĐẶT HẠN MỨC TRẦN VISA KẾT HÔN/DE FACTO
(1) Một lần nữa khẳng định rằng:
(a) Người Úc yêu người mà họ yêu, mà cộng đồng phải có sự tự tin rằng các quy định visa kết hôn theo Luật Di Trú (Migration Act 1958) được quản lý theo đúng pháp luật, một cách công bằng, không thiên vị và minh bạch;
(b) Mặc dù Bộ trưởng nhìn chung có quyền được giới hạn số lượng các visa theo loại hay tiểu loại nào đó bằng cách sử dụng những quy định quản lý các chương trình di trú theo Điều 86 của Luật Di trú, Điều 87 Luật này công khai ngăn việc “đặt hạn mức trần” việc cấp visa cho những người nộp đơn xin thị thực theo diện kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng (de facto) với công dân Úc hoặc thường trú nhân Úc;
(c) Nghị viện đã hai lần bỏ phiếu chống việc thay đổi luật nhằm cho phép Bộ trưởng có quyền “đặt hạn mức trần” cho loại visa này, yêu cầu thủ tục xét duyệt phải được thực hiện thep nhu cầu xã hội; và
(d) Việc chậm trễ một cách không hợp lý và không thể lý giải được của Bộ Di trú trong việc giải quyết hằng ngàn hồ sơ xin cấp visa tiếp tục gây ra hậu quả có hại cho nhưng công dân Úc và thường trú nhân Úc;
(2) Phê phán Chính phủ vì:
(a) Sử dụng các công cụ quản lý hành chính trong việc đặt ra mức dự kiến cho chương trình di trú để, một cách không hợp pháp, phủ quyết các công cụ quản lý chương trình di trú được quy định trong Điều 86 và 87 của Luật. Theo đó, các công cụ mới này đã “đặt hạn mức trần” một cách có hiệu quả đối với visa kết hôn trái với mực tiêu của Điều 87;
(b) Từ chối đưa ra lời khuyên về tính hợp pháp của hoạt động của [Bộ Di trú] trong việc hạn chế số lượng visa được cấp;
(c) Chịu trách nhiệm về việc bùng nổ 91,717 số lượng đơn xin visa tồn đọng tính tới 31/01/2020, tăng gần 30% trong vòng ít hơn 03 năm;
(d) Thời gian xét duyệt hồ sơ kéo dài một cách không thể chấp nhận được trong khi trang web của Bộ đã thông báo:
(i) Tiểu loại 300 – 75% số lượng hồ sơ được giải quyết trong vòng 16 tháng và 90% số lượng hồ sơ được giải quyết trong vòng 29 tháng;
(ii) Tiểu loại 309 – 75% số lượng hồ sơ được giải quyết trong vòng 15 tháng và 90% số lượng hồ sơ được giải quyết trong vòng 20 tháng;
(iii) Tiểu loại 100 – 75% số lượng hồ sơ được giải quyết trong vòng 20 tháng và 90% số lượng hồ sơ được giải quyết trong vòng 24 tháng;
(iv) Tiểu loại 820 – 75% số lượng hồ sơ được giải quyết trong vòng 20 tháng và 90% số lượng hồ sơ được giải quyết trong vòng 25 tháng;
(v) Tiểu loại 801 – 75% số lượng hồ sơ được giải quyết trong vòng 13 tháng và 90% số lượng hồ sơ được giải quyết trong vòng 25 tháng;
(e) Cắt giảm 8,000 số lượng visa được cấp mỗi năm khiến cho việc tồn đọng hồ sơ và thời gian xét duyệt tiếp tục tăng;
(f) Cho phép bùng nổ 5,556 hồ sơ tồn đọng tại Toà Phúc thẩm (Administrative Appeals Tribunal – AAT) tính đến 31/07/2020 với:
(i) Thời hạn xét xử cho hồ sơ kết hôn trung bình là 726 ngày; và
(ii) Tỉ lệ phán quyết huỷ quyết định của Bộ Di trú đối với visa kết hôn là khoảng 60%;
(g) Thất bại trong việc bù đắp những hậu quả xấu gây ra bởi Covid-19 liên quan đến việc hạn chế di chuyển xuyên biên giới cho những người nộp hồ sơ xin visa diện hôn nhân bao gồm:
(i) Từ chối cho phép một lượng lớn bạn đời hoặc vị hôn phu/vị hôn thê được phép vào Úc trước khi visa của họ hết hạn, hoặc ít nhất là gia hạn visa cho họ hoặc hoàn tiền cho họ; và
(ii) Từ chối cho phép những người đang ở trên lãnh thổ Úc đang giữ visa tạm trú và những người được cấp visa ngoài lãnh thổ Úc được kích hoạt visa của họ mà không phải bay ra nước ngoài; và
(h) Cố gắng ngăn cản công dân Úc được thảo luật công khai về những chậm trễ trong quá trình xét duyệt hồ sơ và những vấn đề ngày càng tăng liên quan đến chương trình visa diện kết hôn; và
(3) Kêu gọi Chính phủ:
(a) Nhìn nhận ảnh hưởng có tính phá huỷ đối với con người của những chậm trễ và tình trạng không rõ ràng này đến những cặp đôi hiện đang đối mặt với sự vô định, những người đang phải chịu đựng những đau khổ về mặt tinh thần, và những người đang có mối quan hệ bị phá huỷ bởi sự tuyệt vọng từ người bạn đời của họ trong nhiều năm;
(b) Xin lỗi vì những chậm trễ không thể chấp nhận được trong việc xét duyệt hồ sơ xin visa và hành động khẩn trương để giải quyết những hồ sơ tồn đọng. Lưu ý rằng Chính phủ có nguồn thu vô cùng to lớn từ việc giải quyết các hồ sơ xin visa và nên được sử dụng vào việc giải quyết hồ sơ trong một khoảng thời gian hợp lý;
(c) Khắc phục một cách khẩn cấp những hậu quả xấu gây ra bởi Covid-19 liên quan đến việc hạn chế đi lại xuyên biên giới trong các hồ sơ xin visa kết hôn; và
(d) Công khai cam kết với những người bị ảnh hưởng và cộng đồng rằng việc giải quyết hồ sơ xin visa kết hôn trong tương lai sẽ được quản lý một cách đúng theo pháp luật, công bằng, không thiên vị và khẩn trương.
Cố Vấn Tạ Quang Huy
Fellow, Viện Di Trú Úc
Cắt giảm số lượng visa kết hôn tại Úc?NGUYÊN VĂN PHÁT BIỂU TRANH BIỆN CỦA NGHỊ SĨ JULIAN HILL TRƯỚC NGHỊ…
Posted by Ta Quang Huy on Tuesday, 1 September 2020