Hẳn ai cũng nhớ thời ông Trump làm Tổng Thống, Hoa Kỳ đã liên tiếp những đòn thủ nhắm vào đảng csTQ (Trung cộng – Tc) từ kinh tế, chính trị và quân sự. Thế mà Tc không dám hé môi chứ đừng nói đến việc lên giọng dạy dỗ Mỹ về đạo đức và cách hành xử, hoặc giả, dám thách thức vị trí số 1 của Mỹ. Mặc dù ông Trump theo chính sách nước Mỹ trên hết, tự cô lập với Đồng minh Âu Châu. Tc biết rất rõ rạn nứt ấy nhưng vẫn không dám giương oai, đành cắn răng chịu đòn thuế qua kinh tế. Cho đến khi họ biết phải dùng vũ khí ác độc nhất, để hạ bệ ông Trump, khi reo rắc con Virus và rồi điều gì xảy ra, chiến tranh sinh học đã bắt đầu.
Thế cờ hôm nay rất khác khi đảng Dân Chủ do Biden làm TT. Trong cuộc hội đàm cấp bộ trưởng ngoại giao ở Alaska Dương Khiết Trì đã liên tục lên giọng (dài 16 phút) chỉ trích Mỹ trong khi Brinken và Sullivan ngồi câm lặng và hấng nhận những lời xỉ vả. Có người cho rằng nhẫn nhục có thể là cách khôn ngoan của người quân tử. Dùng nhu thắng cương đôi khi là tuyệt chiêu để phơi bày cái xấu của đối phương. Chính phủ Biden tín nhiệm Brinken từng là thứ trưởng ngoại giao và Sullivan phụ trách về Á Châu thời chính quyền Obama, được coi là những người dày dạn kinh nghiệm về Tc. Dù là thế, nhưng nhìn từ bên ngoài người ta thấy một sự áp đảo trịch thượng của kẻ tự đặt mình vào thế mạnh với người ‘tự nguyện’ yếu vế? Một bức tranh thật khôi hài!
Dù Biden cố hàn gắn vết nứt của khối Đồng Minh nhưng điểm yếu của chính phủ này không thể che đậy được khi Tc nắm thót sự yếu kém, nếu không nói là tỏ ra nhu nhược trong vai trò lãnh đạo, trong khi sức mạnh của Hoa Kỳ có thừa, Chủ trương ‘dĩ hòa vi quý’ một cách yếu xìu của đảng Dân Chủ không làm cho người ta thấy vai trò số 1 của Hoa Kỳ khả dĩ nguyên vẹn. Dù vậy, nó cũng không lột được cái yếu và nỗi lo sợ của đảng csTQ cho thế giới thấy rằng đảng này cố ra vẻ thủ vai ở thế mạnh, để lên lớp dạy dỗ kẻ có sức mạnh thật sự như Hoa Kỳ.
Khi Biden gặp Putin ông ta không thể làm giảm nhiệt và sự khác biệt giữa Mỹ-Nga mà còn tạo thế mạnh cho Putin có được phong cách như kẻ cả. Họp báo hôm 16/6 Putin được hỏi liệu cuộc gặp gặp Putin-Biden có giúp Nga- Mỹ xây dựng niềm tin và bớt hiểu lầm chăng? Putin dùng lời của nhà văn hào Leo Tolstoy “There’s no happiness in life, only a mirage of it on the horizon.” (chẳng có hạnh phúc trong đời, mà chỉ có ảo tưởng cuối chân trời). Trong khi Putin lại đánh bóng cá nhân và vai trò lãnh đạo của Trump.
Thế cờ mà Tc đang chơi, dùng thói chiến lang, tự cho mình là kẻ cả và cao thượng phê phán và lên lớp Mỹ. Tuần qua thứ trưởng ngoại giao Mỹ bà Wendy Sherman gặp Vương Nghị trên đất TQ và nhận được 2 danh sách ‘Những làn ranh đỏ’ mà Tc yêu cầu Mỹ thực hiện. Đại loại Mỹ không được xen vào vấn đề Hong Kong, Tân Cương và Đài Loan. Mỹ phải gỡ bỏ lệnh trừng phạt và ngăn cấm, không được bắt giữ và đối xử bất công với người TQ etc…
Chính quyền Biden không nên và không thể tiếp tục tỏ ra khoan nhượng bằng những tiêu chuẩn nhân bản với kẻ cướp. Hoa kỳ phải cứng rắn không chỉ bằng lời nói mà bằng hành động nữa. Bởi vì sức mạnh của Tc ngay lúc này chưa phải là đối thủ của Mỹ nhưng nếu Mỹ tự đặt mình vào thế của kẻ lúc nào cũng khoan nhượng, cao thượng với thói chiến lang của kẻ ác thì ván cờ tranh hùng sẽ nằm gọn trong tay Tc một ngày không xa.
Vai trò lãnh đạo một cường quốc không dễ. Tập Cận Bình dám đánh cược theo một chính sách xông lên với thái độ thách thức và không sợ. Nhưng Tập không ngu khi biết rằng thế giới Tây Phương hành động qua lăng kính ‘nhân bản’ nhưng Tây Phương cũng không thoát khỏi lăng kính ‘lợi nhuận’ kinh tế. Tập triệt để khai thác và đẩy mạnh kế hoạch làm yếu khối đồng mình bằng cách tấn công trực diện Hoa Kỳ. Thắng hay thua trong ván cờ này chưa ai biết nhưng có thể nói sự cứng rắn mà cựu TT Trump đã có với Tc đã làm cho họ sợ bị tiêu diệt cho nên tung đòn sinh học để thoát thân và giờ này họ trở lại bàn cờ với tư thế không sợ Hoa Kỳ nữa. Hãy xem cuộc đấu này sẽ đi về đâu. Chính sách và vai trò lãnh đạo của siêu cường Hoa Kỳ sẽ là một trong những yếu tố quan trọng định đoạt cán cân giữa cs và tự do, dân chủ và độc tài..
Adelaide Tuần Báo