Nguyễn thị Cỏ May (Danlambao) – Nói “Có thứ cộng sản dễ thương”, người ta sẽ hiểu không khác gì nói “Chó ngày nay đái không dở cẳng sau lên nữa”! Đúng vậy! Bởi xưa nay, cho tới khi cộng sản sụp đổ trọn vẹn ở ngay trên quê hương của nó, nó chỉ để lại những thành tích man rợ như giết hằng trăm triệu người suốt thời gian cầm quyền. Chỉ riêng tên chỉ điểm (mouchard) Hồ Chí Minh ở Hà Nội cũng đã tham gia đóng góp thêm mươi triệu sinh mạng Việt Nam.
Nhưng phải chăng vì trước thảm họa của thế giới ngày nay như sự đánh mất “nhơn tính của chủ thuyết tân tự do”, “chủ thuyết toàn cầu hóa”, và tình trạng “dân chủ suy thoái” trầm trọng ở khắp nơi, và nhất là từ mươi năm nay, chính trị chỉ có phân hóa, thiếu vắng sự đồng thuận, mất tin cậy nhau, mà có người muốn tìm một thứ gì mới, không phải thứ cộng sản khoa học mác-lê mục rữa, mà cũng không phải thứ tư bản bóc lột, thứ khác hơn nhưng phải dễ thương, có thể thay thế hai xu hướng cũ?
Triết gia và kinh tế gia của Pháp, ông Frédéric Lordon (Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học pháp – CNRS) vừa cho ra mắt hôm đầu tháng 3/2021 tại Paris (xb La Fabrique) quyển sách mới của ông “Những bộ mặt của cộng sản” (Figures du communisme). Và ông tạm gọi thứ cộng sản của ông đưa ra là “Cộng sản dễ thương”!
Ông công kích tư bản ngày nay chỉ biết tiền mà gây ra thảm họa khắp nơi, làm cho mọi người không còn nghi ngờ thế giới trong những ngày tới sẽ không còn ở được nữa. Vậy phải làm gì đây?
Trong sách, tuy là triết gia, ông không lý thuyết suông, trái lại ông hướng suy nghĩ của ông về thực tế hơn: “ở đây và bây giờ”!
Tư bản tiêu diệt mọi sự sống?
Theo ông Frédéric Lordon, tư bản giết chết mọi thứ. Nó giết chết những hai lần. Trước hết là tạo ra nỗi thống khổ và bấp bênh bởi đặt sự sống của cá nhơn vào tay hai chủ nhơn điên rồ: “thị trường” và “việc làm”. Sau đó, bằng cách làm cho hành tinh không thể ở được: quá nóng, ngột ngạt và từ nay là đại dịch. Chúng ta phải đối mặt với những sự thật này và bây giờ phải thấy cần làm gì để giải quyết hệ quả tai hại đó?
Chủ nghĩa tư bản chỉ gây nguy hiểm cho loài người.
Trong 40 năm theo chủ nghĩa “tân tự do”, không gian “xã hội – dân chủ” nơi những thương thảo để sửa đổi cho chủ nghĩa tư bản đã bị đóng lại. Chỉ còn lại không gì khác hơn là thay thế sự trầm trọng hoặc lật đổ nó đi. Chúng ta không được nghi ngờ rằng thiểu số lợi dụng điều đó, sẵn sàng làm bất cứ điều gì để duy trì bản thân.
Nên việc thoát khỏi chủ nghĩa tư bản có cái tên quen thuộc là “chủ nghĩa cộng sản”.
Nhưng ra khỏi chủ nghĩa tư bản vẫn là điều không thể tưởng khi mà chủ nghĩa cộng sản vẫn còn chưa có thể hình dung ra được. Bởi vì chủ nghĩa cộng sản không phải được thấy dễ thương chỉ vì chủ nghĩa tư bản trở nên tồi tệ. Phải chính nó là dễ thương mới được. Tuy nhiên, để được như vậy, nó phải tự phơi bày để cho người ta nhìn thấy, để hình dung ra. Tóm lại, để đưa ra bộ mặt của chính mình ra.
Tới nay, cái chết tiền định và lịch sử của cộng sản, nó vẫn chưa được thể hiện rõ lý do, tình tiết,… Người ta chỉ thấy đầy dẫy, tràn ngập những hình ảnh thảm khóc phủ lên cái xác chết của nó mà thôi. Nhìn cái xác chết đó, ai cũng lấy làm kinh tởm.
Ông Frédéric Lordon, trước thực tế lịch sử đó, ông đề nghị nên đem lại cho cộng sản những bộ mặt, những hình ảnh mà lẽ ra nó có thể có thật sự.
Nhật báo “Nhân đạo” của đảng cộng sản Pháp, hôm 19/03/21, lên tiếng bênh vực cái xác Mác-xít “Đúng vậy, cộng sản, chính nó phải tự thể hiện giá trị những nội dung của mình, những nội dung tích cực”.
Tuần báo Marianne, không hẳn tả khuynh, hôm 21/03/21, nhận xét “Một thứ cộng sản có thể dễ thương được”, chúng tôi nghĩ ông Frédéric Lordon tin tưởng là thứ có được, thực hiện được.
Cộng sản dễ thương?
Ông Frédéric Lordon, khi xác nhận phải có một thứ “Cộng sản dễ thương”, ông đưa ra những đường hướng tổ chức một “Tổ chức xã hội khác hơn”. Ông nêu lên ở mỗi người cái tính tạm bợ trong cuộc sống, cái không có ngày mai chắc chắn, sự lo lắng về cuộc sống, bằng cách sáng lập một chế độ “bảo đảm kinh tế tổng quát”, theo lý thuyết “đồng lương suốt đời”!
Như vậy phải xóa bỏ sự lệ thuộc vào lao động. Mọi người chỉ cần cùng nhau xác định và tôn trọng những giới hạn, những tiêu chuẩn về lượng và phẩm trong sản xuất mà vẫn bảo vệ được môi trường, đồng thời duy trì được phẩm chất của một cuộc sống mà mọi người đều có thể chấp nhận được.
Nhưng để tiến tới thứ chế độ “chính trị-kinh tế” đó, dĩ nhiên nó phải khác hơn chế độ tư bản, nhưng rất tiếc, nó không có tên gọi nào khác hơn là “Cộng sản”! Và hơn nữa, cái tổ chức mới này phải được nhận diện như một “tập thể dễ thương”.
“Cộng sản dễ thương”, theo ông Frédéric Lordon, không gì khác hơn là mục đích muốn xây dựng một đời sống tốt đẹp, xứng đáng với con người.
Điều này làm được nhưng làm sao định nghĩa cho ổn việc thoát ra khỏi những bất cập của chủ nghĩa tư bản mà không phải đề cập tới Cộng sản thay thế? Có nói “Cộng sản dễ thương” nhưng làm sao trút bỏ hết được sự áp bức cực hình, bạo ngược cả thế giới của chính nó gây ra trong suốt hơn bảy mươi năm qua?
Nhận thấy tính phức tạp đó, ông Frédéric Lordon trở lại đề nghị hãy cùng nhau xác định điều gì là cần thiết, là thiết thực để tránh đưa sản xuất vướng mắc vào hệ thống cạnh tranh dã man chỉ nhắm phục vụ cho thuần lợi nhuận của tư bản.
Phải tách sản xuất ra khỏi sức ép của tăng trưởng, của mức lợi nhuận tối đa, vì nó không phải là những đề nghị riêng tư cho nhu cầu thật sự. Cái ưu tú, cái sang trọng thật sự, theo ông Frédéric Lordon, phải là cái mà chỉ có thứ “Cộng sản khác hơn cái đã sụp đổ”, một thứ “Cộng sản dễ thương”, mới có thể đem lại cho mọi người mà thôi. Chính nó mới có khả năng làm những điều mà mọi người mong ước. Cho phúc lợi của mọi người.
Chỉ sẽ có “cộng sản” hoặc “thảm họa”?
Đó là quan điểm then chốt của ông Frédéric Lordon. Ngày nay, làm thế nào người ta có thể đòi hỏi tái lập cộng sản? Ai cũng thấy rỏ cái gọi là Cách mạng tháng Mười 19017, chính nó chớ không ai khác hơn, đã đẻ ra thứ “địa ngục toàn trị”. “Cộng sản thật sự”, tức thứ cộng sản nguyên chất, đặc sệt, mà nhà văn lơn Alexandre Zinoviev đã kể lại tính vô lý, mơ hồ của nó, phải chăng sẽ là thứ còn giá trị? Còn xài được?
Thôi, xin hỏi có ai tin hay không?
Công việc phục dựng một thứ “Cộng sản dễ thương”, theo ông Frédéric Lordon, là cả một công trình đầy cam go nhưng ông can đảm dấn thân, trực diện. Ông tả xông hữu đột. Vì căn bản ông là người chống tư bản cực lực, chết bỏ. Ông luôn luôn tin rằng giới tư bản không bao giờ chịu khoang nhượng, nhất là không thể sửa đổi được, nên ông phải mài giũa khí giới của mình. Ông chế diễu phi thuyền không gian của Jeff Bezos, ông mỉa may những khoe khoang về chống kỳ thị chủng tộc của ông Jamie Dimon, Chủ tịch JPMorgan, là kẻ chỉ biết quì gối trước tủ sắt của ngân hàng, nhưng ông tỏ ra chia sẻ với những người lo bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường.
Nhưng ông cũng không tiếc lời công kích “cánh tả lùn, thấp kém” chỉ biết tìm cách a dua theo bảo vệ khí hậu, trái đất, vườn rau,…
Ông xông tới. Ông không bao giờ để mất định hướng và mục tiêu.
Ông ra sức biện minh cho một thứ “Cộng sản sang trọng để sống hạnh phúc”! Vì ông cho rằng tư bản tiêu diệt con người từ bên trong bằng cách gia tăng sự bất an trong đời sống, còn bên ngoài, thì gia tăng tai vạ dịch bệnh hoặc phá hủy môi trường. Nên ông nghĩ trước thực tế đó, không có thay đổi nào khác hơn là tìm cho nó một thứ “Cộng sản dễ thương”!
Vì tư bản không thể sửa chữa được. Vậy chỉ có Cộng sản hoặc thảm họa?