Tất cả những đứa trẻ khó dạy bảo đều là những đứa trẻ đã mất đi lòng tự trọng. Điều mà cha mẹ, thầy cô giáo cần làm là làm mọi cách để bảo vệ lòng tự trọng của đứa trẻ.
Một đứa trẻ đạt 6,8 điểm bị tổn thương
Mấy hôm trước đi làm về tôi thấy dưới cổng chung cư, mẹ của cháu Hảo đang lớn tiếng la mắng, đứa nhỏ 10 tuổi đang quỳ trước cửa khóc. Mẹ Hảo hét lớn cầm gậy nhỏ chỉ vào mặt con, nguyên nhân là 6,8 điểm trong bài kiểm tra toán bị đổi thành 8,8 bằng nét bút chì.
Bé Hảo trạc tuổi con trai tôi, cháu thường đến nhà tôi chơi, Hảo rất lễ phép, cháu chào thật to khi nhìn thấy ai đó từ xa nhưng từ sau hôm đó tôi không còn thấy cháu chào mọi người nữa, hễ nhìn thấy tôi cháu vội vàng cúi đầu bước đi lặng lẽ. Không biết đứa trẻ này đã hiểu lầm tôi điều gì? Hóa ra là vì Hảo không còn mặt mũi nào gặp mặt người khác, mẹ nó ngày đó làm nó xấu hổ, giờ nó không muốn chơi với ai. Tôi hỏi cháu rằng tại sao lại viết điểm không đúng lên bài kiểm tra, Hảo trả lời: Bác ơi! Người lớn thích điều này!
Tim tôi chợt quặn thắt, cảm giác thật khó tả.
Con trai tôi cũng vậy, cháu dễ thương nhưng hơi nghịch ngợm lại lười làm bài tập. Tôi thường la cháu ở những nơi công cộng, tôi hay hét lên với cháu: “Xuân Xuân, đừng trách mẹ mắng con trước mặt bạn bè, tất cả vì con không ngoan!” Mỗi lần như vậy con trai liền chán nản, mặt buồn thiu.
Chúng ta luôn cho rằng đánh đập, mắng nhiếc con cái là tốt cho con nhưng có lẽ chúng ta đã sai rồi… Chính bản thân chúng ta tức giận không kìm chế được bản thân mà gây ra tổn thương cho con trẻ, khiến con ngày càng tự ti, xa lánh mọi người.
Trẻ con bị mắng ngu ngốc
Trong một cuộc khảo sát được hỏi “trẻ sợ nhất điều gì?” kết quả cho thấy trẻ sợ nhất mất mặt, lại càng sợ bố mẹ so sánh mình với bạn bè. Hầu hết mọi bậc cha mẹ sẽ sử dụng con cái của người khác làm hình mẫu cho con mình. Cố ý nhấn mạnh điểm mạnh của đứa trẻ khác mà nói về điểm yếu của con mình, đây là cách tấn công con một cách tàn nhẫn và vô hình.
Có một câu hỏi đăng trên diễn đàn mạng như sau: Cha mẹ bạn đã đánh mắng bạn như thế nào khi bạn còn nhỏ?
Nhiều cư dân mạng đã đăng tải đủ kiểu chửi của bố mẹ và “kinh điển” là “Sao mày ngu thế”.
Một cư dân mạng đã nói một câu rất đau lòng: Từ nhỏ tôi đã bị bố mẹ mắng là ngu, bị mắng là học kém, không có ai hướng dẫn, càng mắng thì tôi càng trốn như lạc đà. Thực sự có rất nhiều vấn đề với tính cách hiện tại của tôi, tôi không tự tin khi nói chuyện với người khác và không thể nhìn thẳng vào người khác, tôi mắc chứng sợ xã hội và thiếu tự tin.
Yêu con đến mấy nhưng một khi lời nói ra làm tổn thương đến lòng tự trọng của con trẻ, chẳng khác gì một lưỡi dao sắc bén đâm vào trái tim chúng, có thể gây ra những tâm lý ám ảnh cả đời.
Những đứa trẻ có lòng tự trọng bị tổn thương sẽ dễ gặp phải hai tình huống: Chúng sẽ ngày càng trở nên khó kỷ luật hơn, hoặc chúng sẽ trốn như lạc đà và mất cả đời để chữa lành những tổn thương thời thơ ấu.
Cách giáo dục thành công nhất cho cha mẹ là bảo vệ lòng tự trọng của con cái
Tiến sĩ tâm lý học trẻ em người Mỹ James Dobson cho biết: “Có hàng nghìn cách để khiến trẻ đánh mất lòng tự trọng, nhưng xây dựng lại lòng tự trọng cho trẻ là một quá trình lâu dài và khó khăn”.
- Không phê bình và chỉ trích nơi công cộng
Trẻ em thường làm những điều khiến chúng ta phiền lòng khi tham gia tiệc tùng hoặc vui chơi, hầu hết các bậc cha mẹ thường làm là mắng ngay và ra lệnh cho con xin lỗi, điều đó khiến chúng mất mặt.
Nói chung, con cái sẽ cúi đầu nhận lỗi, nhưng trái tim chúng đã rỉ máu, sau này con cái có thể thất vọng và không tin tưởng vào cha mẹ, chúng trở nên cáu kỉnh, trở nên tồi tệ hơn và có thể đi đến cực đoan.
Như nhà giáo dục người Anh Locke đã nói:
Nếu cha mẹ không công khai lỗi lầm của con cái, con cái họ sẽ coi trọng danh tiếng của bản thân hơn. Chúng cảm thấy mình là người có danh tiếng nên sẽ cẩn thận hơn trong việc bảo vệ những lời khen ngợi của người khác.
Nếu họ công khai lỗi lầm của con, khiến con cảm thấy mất tự tin, con càng cảm thấy danh tiếng của mình bị ảnh hưởng, và con càng không cố gắng bảo vệ những lời khen ngợi của người khác.
Cách tiếp cận đúng là bình tĩnh và tự tìm hiểu tình hình với trẻ, sau đó phân tích đúng sai với trẻ và để trẻ tự nguyện nhận lỗi.
- Đừng nói bất cứ điều gì gay gắt
Trẻ không thay đổi sau nhiều lần dạy dỗ, để trẻ ghi nhớ và gây ấn tượng, chúng ta thường chọn những lời nặng nề nhất để mắng trẻ, nhưng phương pháp cực đoan hơn là đánh trẻ.
Những đứa trẻ trông bề ngoài điểm tĩnh nhưng trong lòng lại đầy tổn thương. Không có cách nào để trẻ tin rằng cha mẹ yêu chúng, khi mắng con là: Chết tiệt, vớ vẩn, chỉ biết ăn, đồ lười…
Có một cuộc điều tra trên đường phố ở Hoa Kỳ, hỏi trẻ em: Mẹ bạn đã nói điều gì khiến bạn buồn.
Đứa trẻ trả lời bằng cách bắt trước ngôn ngữ giận dữ của cha mẹ
“Cháu không hiểu sao mẹ lại nói với cháu những điều này!”
Khi bạn đang tức giận muốn đánh con, hãy tránh đi chỗ khác và chờ bản thân bình tĩnh lại rồi nói chuyện với con sau. Đừng trút những cảm xúc rác rưởi của mình cho con cái, điều này sẽ trở thành cơn ác mộng cả đời của trẻ.
- Chấp nhận sự không hoàn hảo của trẻ
Nhân vô thập toàn, vật vô thập mỹ, chính bản thân cha mẹ cũng vậy. Mỗi đứa trẻ đều có những năng khiếu khác nhau, chúng đều là những thiên thần nhỏ với những thế mạnh riêng.
Điều chúng ta phải làm là không so sánh khuyết điểm của trẻ với điểm mạnh của trẻ khác, điều quan trọng nhất là phát hiện ra điểm mạnh của trẻ và giúp trẻ phát huy điểm mạnh của mình. Chấp nhận sự không hoàn hảo của trẻ, bình tĩnh đối xử với sự trưởng thành không đạt yêu cầu của trẻ. Một khi bạn đã hiểu rõ điều này trong trái tim mình, bạn sẽ tự nhiên không quá quan tâm và đòi hỏi những thiếu sót và sai lầm của con bạn.
Biên tập: Thiên Hà
Link nguồn: https://vandieuhay.org/dieu-tre-so-nhat-la-bi-bo-me-so-sanh-voi-con-nha-nguoi-ta.html