Trên tờ Australian hồi tháng 10/2019 có bài phân tích của ký giả Graham Lloyd gửi đi từ Singapore tựa “Call of Home and Heritage” đề cập đến việc Tập Cận Bình kêu gọi 60 triệu người Hoa đang sinh sống tại hải ngoại, mà Tập gọi là dự án cộng đồng ly hương (The Diaspora Project). Tập mời gọi người Tầu hãy trở về với đất mẹ và hỗ trợ giấc mộng Trung Hoa sớm thành hiện thực. Lời kêu gọi nhân ngày quốc khánh 1/10/19 khi csTQ phô trương sức mạnh sau 70 năm csTQ cai trị lục địa. Trái với những gì trước đây họ chủ trương, là người Tầu nào nhập tịch ở quốc gia khác thì phải từ bỏ quốc tịch TQ, Hiện nay Tập khuyến khích giữ lại căn cước TQ để tiếp sức cho tham vọng của họ Tập.
Dịch 2019-nCoV đang xảy ra là cú giáng chí mạng vào tham vọng của họ Tập và đảng csTQ. Ai muốn về TQ, ai muốn là công dân của chế độ độc tài toàn trị coi mạng sống người dân thua cỏ rác khi họ cố bưng bít thông tin bệnh dịch lan tràn?
Cuộc thăm dò ý nguyện người Hoa chủ yếu tại Singapore cho thấy một bức tranh không đơn thuần. Con số di dân đến Singapore lâu năm, hội nhập vào xã hội Singapore với lợi tức thuộc loại cao trên thế giới. Họ không quan tâm hay muốn coi TQ là đất mẹ nữa, thế hệ cha mẹ của họ đã qua đi, đất nước Singapore mới là nơi họ sống và phục vụ. Ngay cả ngôn ngữ và tư duy của họ với người TQ cũng rất khác nhau. Họ nói tiếng Anh và hành xử phong cách văn minh và nhân bản Tây phương. giữa họ và người lục địa nhìn giống nhau về ngoại hình nhưng rất khác nhau tất cả những gì thuộc bên trong.
Những người di dân mới đây thì khác, một số chưa thành công và TQ vẫn còn được coi là nơi gần gũi. Nhất là sự phô trương giầu có với lời kêu gọi của Tập về giấc mộng bá chủ lôi cuốn một số người Hoa ly hương (cả tại Úc), quay về ủng hộ lập trường và thế đứng của csTQ. Những người này không thích chủ nghĩa cs nhưng họ lại không phân biệt được ý niệm chủ nghĩa dân tộc và chế độ csTQ đánh tráo nhau trong ý đồ bá chủ toàn cầu.
Từ 1949 đến 1989 thời gian 40 năm ấy, cộng đồng người Hoa ly hương không tha thiết gì với chế độ cũng như đất nước TQ. Thậm chí họ muốn vượt thoát ra khỏi nếu có cơ hội. Chúng ta còn nhớ vụ tàn sát Thiên An môn tháng 6/1989 Hàng trăm ngàn sinh viên học sinh lục địa tỵ nạn tại các nước như Úc hay Mỹ.
30 năm trở về đây, khi thế giới Tây Phương mở rào để TQ gia nhập gia đình nhân loại. NhưngTây phương đã lầm khi csTQ không thay đổ mà còn ăn cắp làm giầu một cách nhanh chóng. Ngày nay trở nên mối đe dọa toàn cầu về chính sách độc tài và bá quyền của Tập Cận Bình, kể cả bệnh dịch Corona chết người.
Những người Hoa được sinh ra và lớn lên trong môi trường tự do và dân chủ, họ đề cao giá trị của nhân bản và hòa bình chung. Họ lên án chủ nghĩa bá quyền và tẩy chay lời kêu mời của Tập. Thế nhưng những người trung niên và cao niên, một số không kinh qua sự đàn áp của csTQ, mặt khác chưa thấm nhuần giá trị nhân bản tự do nên họ có vẻ ủng hộ lời kêu mời của họ Tập một cách công khai. Bằng cách nào? Một số nhỏ thành công nay trở về hợp tác với chế độ và tư bản để giấc mơ Trung Hoa sớm thực hiện. Số khác không về cố hương nhưng ở tại chỗ và sẵn sàng cộng tác với chế độ csTQ bằng nhiều hình thức khác nhau như làm gián điệp ăn cắp tài sản trí tuệ, chuyển về TQ. Ngay tại Adelaide, có những di dân TQ rất giầu, mua nhà hàng triệu đôla và thậm chí còn tuyên bố tương lai TQ sẽ chiếm Úc Châu và họ có thái độ coi thường trật tự xã hội mà họ đang sống tại đây.
Hãy cùng đồng ý với Thủ Tướng Lý Hiển Long khi ông khuyến cáo người dân Singapore rằng (74.3% dân số Singapore gốc Tầu): Hãy cùng ý thức với nhau rằng, nước Singapore là một quốc gia riêng và có căn tính riêng hoàn toàn. Tuy tổ tiên phát xuất từ Trung Hoa nhưng không thuộc về Trung Hoa. Là công dân Úc dù là người gốc Việt hay Tầu, khi đã chọn sinh sống và nhận được những quyền lợi xã hội ban cho thì hãy coi đây là quê hương và tương lai của mình và con cháu. Hãy chung sức xây dựng theo khả năng riêng. Quí trọng giá trị cội nguồn nhưng bổn phận phải là thực tại và tương lai tại nơi mà ta đang sống.
Adelaide Tuần báo