Ước mơ từ bé của Huyền là luôn muốn trở thành một bác sĩ và là một người mẹ
thương yêu con mình hết mực, chị Thảo đã bằng mọi cách để cho con mình được
theo đuổi ước mơ.
Đang học Đại Học Y năm thứ 3 thì hai mẹ con xin qua Úc du lịch. Sau khi qua tới Úc
thì chị đã kết hôn với bạn trai lâu năm của chị.
HỒ SƠ TẠI BỘ DI TRÚ
Hồ sơ xin định cư theo diện hôn nhân được nộp với Bộ Di Trú. Chị Thảo là đương
đơn và Huyền lúc đó dưới 23 tuổi là đơn phụ vào mẹ của mình.
Bộ Di Trú đưa ra hai kết quả, cấp visa cho chị Thảo và cùng lúc từ chối cấp visa cho
Huyền vì lúc đó Huyền đã qua tuổi 23 và không còn phụ thuộc vào mẹ.
HỒ SƠ KHIẾU NẠI VỚI TOÀ PHÚC THẨM (AAT)
Chị không cam lòng và đã khiếu nại đơn tới Toà Phúc Thẩm Úc. Chị cho rằng con
của chị từ trước cho tới giờ đều sống trong sự bao bọc của chị, chị nuôi ăn học
xuyên suốt quá trình kể từ khi Huyền chào đời và tính cho đúng thời điểm Bộ Di Trú
đưa ra quyết định từ chối thì Huyền vẫn ăn, vẫn học và không đi làm.
Nhưng tại sao rõ ràng vẫn là con phụ thuộc vào mẹ mà hồ sơ lại bị từ chối?
HƠN 3 NĂM CHỜ ĐỢI
Sau khi đơn xin khiếu nại được nộp với Toà thì Huyền vẫn tiếp tục đi học và mặc dù
biết mình không thể đủ trình độ để đi theo ước mơ trở thành bác sĩ, Huyền vẫn
cương quyết phải học một khoá nào đó liên quan, và cô bé đã lựa chọn khoá học để
trở thành một y tá.
Mặc dù chân ướt chân ráo nhưng chỉ vỏn vẹn có gần 2 năm sinh sống tại Úc, Huyền
đã đạt được bằng tiếng Anh xuất sắc với IELTS 7.0 và đủ trình độ tiếng Anh để
đăng ký khoá học để trở thành y tá.
Huyền đã hoàn tất được hơn 2 năm của khoá học tại Úc thì Toà Phúc Thẩm gọi đưa
đơn xin khiếu nại ra xét xử.
NGÀY XÉT XỬ TẠI TOÀ PHÚC THẨM
Phiên toà được thực hiện qua hình thức video call và kéo dài trong vòng 1 tiếng
đồng hồ. Phiên toà diễn ra với sự bực bội và thẩm phán cho rằng Huyền hoàn toàn
không bị một khuyết tật gì cả. Trong suốt quá trình xét xử thì thẩm phản chỉ tập trung
vào bởi vì Huyền đã 27 tuổi, và bởi vậy Huyền phải bị khuyết tật thì mới được gọi là
phụ thuộc vào mẹ của mình.
Chị Thảo rất lo lắng và cảm thấy bất lực. Chị cảm nhận được rằng phiên toà xử
không được tốt cho lắm. Chị đã nhiều lần khóc, nhiều lần van xin và nhiều lần khẳng
định bé Huyền vẫn còn phụ thuộc vào chị.
Thẩm phán cho rằng mặc dù Toà Phúc Thẩm mang tính độc lập và không bị ảnh
hưởng bởi Bộ Di Trú nhưng thẩm phán xét xử cũng phải dựa vào luật, điều lệ và
chính sách của di trú Úc khi đưa ra quyết định.
SỰ CAN THIỆP – TẠ QUANG HUY
Bất an, mất ngủ và lo lắng triền miên sau 1 tuần xét xử thì hai mẹ con chị mạnh dạn
đi gặp tôi. Nghe những gì chị nói, nghe những gì bé Huyền nói và nghe những gì đại
diện cũ của chị nói thì tất cả đều không hợp lý.
GIẢI TRÌNH 1
Một bản giải trình pháp lý rất dài đã được gửi tới Toà yêu cầu trì hoãn lại việc đưa ra
kết quả. Toà từ chối cho thêm thời gian.
Tác giả đồng thời yêu cầu Toà gửi bộ hồ sơ trích lục kèm với phần ghi âm của phiên
xử.
Vài ngày sau thì Toà chỉ cung cấp bộ hồ sơ trích lục và gửi theo phần ghi âm.
Nhưng vẫn cương quyết không cho phép trì hoãn việc đưa kết quả.
GIẢI TRÌNH 2
Bộ hồ sơ trích lục dài gần 600 trang đã được ngấu nghiến mổ xẻ từng câu từng chữ
và tác giả cho rằng kể từ đầu Bộ Di Trú đã sai vì họ đã từ chối hồ sơ của Huyền
theo điều khoản luật khi dành cho đương đơn chứ không phải đơn phụ. Điều này
Toà cũng chưa biết.
Xuyên suốt cả một đêm, tác giả ngồi viết giải trình pháp lý gửi tới Toà Phúc Thẩm
mong rằng:
- Toà mở lại phiên xử; hoặc
- Yêu cầu bổ sung giấy tờ theo điều 359C của Bộ Luật Di Trú Úc.
Một trường hợp rất hiếm hoi khi Bộ Di Trú đưa ra quyết định từ chối cấp visa dựa
vào một điều khoản sai và xuyên suốt quá trình chờ đợi xét xử và trong quá trình xét
xử thì từ thẩm phán cho tới Toà Án đều bị cuốn theo ‘cái sai’ của Bộ Di Trú từ ngay
lúc ban đầu.
“Tương lai của con…ước mơ của mẹ” – Tạ Quang Huy

Cố Vấn Tạ Quang Huy
Thạc Sĩ Luật
Fellow, Viện Di Trú Úc