Gọi là Bộ Tứ Đối thoại An ninh (Quadrilateral Security Dialogue) đã hình thành từ 2007 do thủ tướng Nhật Shinzo Abe khởi xướng gồm 4 quốc gia: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc Châu. Xét theo vị trị 4 góc chiến lược Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cửa ngõ vươn ra của Trung Cộng. Cũng gọi là Bộ Tứ Kim Cương (Diamond Quad) vì nối kết 4 vị trí (quốc gia) như hạt Kim Cuong 4 góc. Bộ Tứ này chỉ được quan trọng hóa trong những năm gần đây. Hoa Kỳ và Nhật coi đây là liên minh cần thiết để chặn csTQ, riêng Úc và Ấn Độ đã có lúc rất hời hợt, thậm chí bỏ cuộc (Úc, 2007 và Ấn Độ, 2008). Vì họ coi trọng đối tác thương mại với TQ. Nhưng sau đại dịch mọi sự đã thay đổi.
Hoa kỳ với chính sách mới, mong các quốc gia đồng minh đóng vai trò tích cực việc duy trì trật tự thế giới. Nhật coi sự lớn mạnh và bành trướng của TQ là mối đe trực tiếp, vì Nhật và TQ có một lịch sử đối nghịch chưa bao giờ phai mờ. Tập Cận Bình với tham vọng đặt lại trật tự thế giới bắt đầu bằng hàng loạt, từ việc chiếm biển Đông, gây hấn biên giới Trung-Ấn, lăm le chiếm Đài loan, đòi đảo Điếu Ngư từ Nhật, đến việc khuynh đảo kinh tế chính trị và quân sự hóa và tệ hại nhất, có lý do để tin rằng con Virus được phát tán, là hình thức chiến tranh sinh học, chủ yếu nhắm vào các quốc gia Dân Chủ và Tự Do. Điều này cho thấy tham vọng thống trị thế giới của đảng csTQ là có thật và đang diễn ra từng bước. Úc và Ấn độ bây giờ cương quyết chung vai trong Bộ Tứ, tuy chưa mạnh và cụ thể hóa, nhưng cần thiết.
Các nhà chiến lược chính trị và quân sự cho rằng bộ Tứ Kim Cương khả dĩ trở thành một liên minh Thái Bình Dương để đối đầu với đảng csTQ cũng như Liên Minh Bắc Đại Tây Dương ở Âu Châu đối đầu với Liên Xô trước đây và Nga bây giờ. Liệu có thành liên minh quân sự hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Riêng Nhật và Mỹ rất muốn điều đó xảy ra. Còn đảng csTQ đứng ngồi không yên, ra sức công kích và chống đối.
Thủ Tướng Nhật bản, ông Suga đã hoan nghênh bộ Tứ hội nghị cấp ngoại trưởng tại Tokyo (ngày 6-7/10/20). Hội nghị đồng thuận rằng: Tăng cường hợp tác, hỗ trợ duy trì ổn định, chống xâm lấn chiếm đoạt quân sự hóa trong khu vực. Bộ Tứ quyết tâm bảo vệ các giá trị cố hữu về tự do dân chủ như ngoại trưởng Úc bà Payne tuyên bố. Không nói trắng ra, nhưng ai cũng hiểu đối trọng của Bộ Tứ hiện nay không ai khác chính là đảng csTQ. Nhật và Mỹ còn muốn tiến xa hơn biến bộ tứ thành liên minh quân sự và mời gọi các quốc gia khác trong vùng cùng tham gia như Nam Hàn, Nam Dương và ngay cả Việt Nam. Trong khi TQ tìm cách chia rẽ lôi kéo khiến Nam Hàn mới đây tuyên bố liệu Bố Tứ này có cần thiết cho sự ổn định khi mà chỉ cục bộ một số nhỏ quốc gia là thành viên? TC dĩ nhiên tìm đủ phương cách để các quốc gia trong khu vực đừng tham gia.
Đối với Úc, khi tham gia vào bộ Tứ, không chỉ để đối trọng với sự bành trướng của đảng csTQ mà còn tạo sự cân bằng. TC luôn nhắm loại trừ Mỹ ra khỏi khu vực trong khi Mỹ không bao giờ từ bỏ sự hiện diện của mình trong khu vực. Nếu chỉ có Mỹ và TC trong thế đối đầu với nhau thì nguy cơ chiến tranh xảy ra nhiều hơn vì sự lộng hành của TQ trên Thái Bình Dương kích động Mỹ đi đến hành động. Úc Châu dù muốn hay không phải chọn giá trị Tự Do và Dân Chủ và vì thế Úc không thể làm khác đi là phải liên kết với các quốc gia đề cao nguyên tác này.
Thế giới hôm nay rất khác với thế giới 20 năm về trước khi nhiều người nghĩ rằng TQ là một quốc gia có thể đối tác, cư xử bình đẳng và có thể sống chung hòa bình. Gần mười năm qua, từ khi Tập cận Bình lên ngôi, tất cả đã thay đổi. Thế giới với một trật tự và ổn định đang bị đe dọa bởi một trật tự mới, do độc tài csTQ áp đặt. Hẳn nhiên các nước trong bộ Tứ Kim Cương và các quốc gia dân chủ khác, kể cả độc tài như Bắc Hàn và VN cũng không muốn độc tài csTQ Lãnh đạo, vì tất cả đều hiểu hậu quả của nó sẽ ra sao. Hãy nhìn vào Tân Cương, Tây Tạng và dân tộc Duy Ngô Nhĩ. Ngay cả cùng huyết thống như Pháp Luân Công, Hong Kong hay Đài Loan cũng không là gì đối với nhóm ‘gia tộc độc tài csTQ’ hiện nay đang thao túng quyền sinh sát.
Adelaide Tuần Báo.