Theo bảng xếp hạng Henley Passport Index năm 2024 vừa được công bố, Úc hiện đứng ở vị trí thứ 5 – cùng với Bồ Đào Nha – về hộ chiếu quyền lực nhất thế giới, tăng từ vị trí thứ 6 vào năm ngoái và vị trí thứ 8 vào năm 2022.
Credit: SBS/Getty ImageSingapore giành lại danh hiệu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới trong bảng xếp hạng Henley Passport Index mới nhất được công bố vào thứ Ba ngày 23/7.
Singapore cũng lập kỷ lục mới, công dân nước này có thể đến 195 nước trong số 227 trên toàn thế giới mà không cần thị thực.
Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Tây Ban Nha tụt xuống vị trí thứ 2, được miễn thị thực tới 192 nước.
Áo, Phần Lan, Ireland, Luxembourg, Hà Lan, Hàn Quốc và Thụy Điển xếp vị trí thứ 3, được miễn thị thực đến 191 quốc gia.
Bảng xếp hạng từ vị trí thứ 4 đến vị trí thứ 10:
4. Anh, Đan Mạch, Bỉ (miễn thị thực ở 192 quốc gia).
5. Na Uy, Bồ Đào Nha, Thụy Sĩ và Australia (miễn thị thực ở 191 quốc gia).
6. Hy Lạp, Malta, New Zealand (miễn thị thực ở 190 quốc gia).
7. Hungary, Ba Lan, Séc, Canada (miễn thị thực ở 189 quốc gia).
8. Mỹ (miễn thị thực ở 188 quốc gia).
9. Estonia, Lithuania, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (miễn thị thực ở 187 quốc gia).
10. Latvia, Slovakia và Slovenia (miễn thị thực ở 186 quốc gia).
Afghanistan tiếp tục là quốc gia có hộ chiếu yếu nhất thế giới, khi công dân nước này chỉ được 26 quốc gia trên toàn thế giới chấp nhận mà không cần thị thực.
Syria, Iraq, Yemen, Pakistan và Somalia chiếm 5 vị trí thấp nhất sau Afghanistan, với số nước được miễn thị thực lần lượt là 28, 31, 33, 33 và 35.
Venezuela, Yemen, Nigeria, Syria và Bangladesh là một trong những quốc gia suy giảm quyền lực hộ chiếu đáng kể nhất trong 10 năm qua, phần lớn là do bất ổn chính trị – dân sự, và tình hình kinh tế xấu đi.
Tiến sĩ Christian H. Kaelin, Chủ tịch Henley & Partners và là người phát minh ra khái niệm chỉ số hộ chiếu, cho biết:
Xu hướng chung trong hai thập kỷ qua là hướng tới sự tự do đi lại nhiều hơn, với số điểm đến trung bình toàn cầu mà du khách có thể miễn thị thực tăng gần gấp đôi từ 58 nước vào năm 2006 lên 111 nước vào năm 2024. Tuy nhiên, khoảng cách giữa những quốc gia xếp đầu bảng và cuối bảng ngày càng cao. Chẳng hạn, Singapore được miễn thị thực nhiều hơn Afghanistan đến 169 nước.Tiến sĩ Christian H. Kaelin, Chủ tịch Henley & Partners
Châu Phi đứng đầu danh sách bị EU từ chối cấp thị thực
Giáo sư Mehari Taddele Maru, Trường Quản trị xuyên quốc gia tại Viện Đại học Châu Âu và Đại học Johns Hopkins ở Ý, đã so sánh tỷ lệ từ chối thị thực Schengen của người nộp đơn châu Phi với những người đến từ các khu vực khác.
Kết quả cho thấy khoảng 3/10 hoặc 30% số người ở Châu Phi xin thị thực Schengen đã bị từ chối, so với 1/10 người nộp đơn trên toàn thế giới, mặc dù lục địa này có số lượng đơn xin thị thực bình quân đầu người thấp nhất. Ông cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy quốc gia gốc Phi càng nghèo thì tỷ lệ bị từ chối đối với công dân của quốc gia đó càng cao.
Giáo sư Maru cho biết bất chấp những lời biện minh dựa trên những lo ngại về an ninh hoặc kinh tế, hệ thống thị thực châu Âu rõ ràng thể hiện sự thiên vị đối với những người nộp đơn châu Phi.
“Người châu Phi phải đối mặt với 3 vấn đề khó khăn: quyền hộ chiếu thấp hơn, tỷ lệ từ chối thị thực cao hơn và do đó, khả năng di chuyển kinh tế bị hạn chế. Nói tóm lại, những người nghèo nhất phải đối mặt với những khó khăn lớn nhất khi tìm cách đi du lịch hoặc chuyển đến các nước thịnh vượng hơn”, Giáo sư Maru cho biết thêm.
Người Úc KHÔNG được đi du lịch miễn thị thực ở đâu?
Trong số 227 nước theo Henley Passport Index, công dân Úc cần thị thực để đến 37 quốc gia.
Các quốc gia mà người Úc có thể xin thị thực tại cửa khẩu được Henley & Partners phân loại là các quốc gia được miễn thị thực và không có trong danh sách dưới đây.
Afghanistan
Algeria
Azerbaijan
Benin
Bhutan
Cameroon
Central African Republic
Chad
Chile
Congo (Democratic Republic)
Congo (Republic)
Cote d’Ivoire
Cuba
Equatorial Guinea
Eritrea
Gabon
Ghana
Guinea
India
Liberia
Libya
Mali
Nauru
Niger
Nigeria
North Korea
Papua New Guinea
Russian Federation
Sao Tome and Principe
South Sudan
Sudan
Syria
Togo
Turkmenistan
Uganda
Vietnam
Yemen