Với thăm dò dư luận bấy lâu, viễn tượng của chính phủ Morrison, khó cho Liên Đảng tái đắc cử trong năm nay. Trên tờ The Australian ra ngày 3/2/19 nhà báo Peter Van Onselen, đóng góp cho chủ bút với bài tựa: “Retaining power is a bridge too far for the embattled PM” (Giữ được quyền lãnh đạo giống như chiếc cầu quá xa đối với Thủ Tướng đang bị tứ bề thọ địch). Thực thế, đảng Tự Do không chỉ bị chia rẽ nội bộ giữa 2 phe Cấp Tiến (Progressive) và Bảo Thủ (Conservative); cũng không hẳn là đối lập Lao Động mạnh và thống nhất dưới tay lãnh tụ Bill Shortern. Mà chính là khuynh hướng Tả (Left) của xã hội Úc đang xâm nhập vào tầng lớp Trung Lưu (Middle Class). Khuynh hướng Tả đã và đang thành công trong việc tấn công, làm cho những giá trị Bảo Thủ bị co rút lại trên nhiều lãnh vực mà quan trọng nhất là vấn đề thay đổi Khí hậu (Climate change).
Khuynh hướng này tận dụng truyền thông để tuyên truyền, đặc biệt là truyền thông ABC và một số nhân vật ‘có máu mặt’ trong xã hội. Mới đây đã hình thành cái gọi là Getup (Đứng lên) và họ tổ chức họp bàn ngay trong tòa đại sứ của TQ tại Canberra! Nghị trình của họ là chống lại dự tính xây nhà máy điện than đá sạch của chính phủ (kế hoạch này của chính phủ nhằm đối phó với việc cung cấp điện khủng hoảng và giá điện quá cao etc…) Họ cũng vận động để lật đổ những dân biểu nghị sĩ Bảo thủ của Liên Đảng vào kỳ bầu cử sắp tới. Không thấy họ đề cập gì đến vấn đề kinh tế mạnh hay yếu, cũng chẳng màng đến chuyện an ninh quốc gia có quan trọng hay không.Nhìn vấn đề một cách khách quan, giới cử tri Trung lưu tại Úc Châu nắm vai trò quyết định ai thắng ai thua. Theo phân tích của chủ bút Paul Kelly trên The Australian (3/2/19) trong bài “Flawed morality of the Middle class” (làm hư đạo đức của giới Trung lưu) thì giới này có vẻ nông cạn trong việc nhận định cả về kinh tế lẫn an ninh quốc gia cũng như thay đổi khí hậu. Một đằng họ muốn chính phủ phải làm sao cho mức sống dân chúng được nâng cao, nghĩa là kinh tế phải phát triển và có nhiều tiền, mặt khác họ lại đòi hỏi chính phủ phải cải tiến năng lượng đến mức tối đa. Một phương trình nghịch lý khó giải. Lòng thương hại (compassion) của giới này trong việc nới lỏng kiểm soát biên giới (border protection). Nghĩa là an ninh quốc gia rơi vào trình trạng nhiều rủi ro. Trong khi họ muốn quốc gia Úc không có khủng bố, an bình và hài hòa. Đây cũng là một nghịch lý mà không thể có đáp án hoàn hảo. Trong bài quan điểm cũng của tờ The Australian (3/2) nhận định rằng tổ chức Getup này, nếu không khéo, các cử tri sẽ bị đánh lừa và nền chính trị tại Úc sẽ bất ổn định trong tương lai. Vì những cá nhân chủ trương Get up gắn liền với tư tưởng rất khuynh Tả. Khuynh hướng này không đặt lợi ích quốc gia lên trên, mà theo xu hướng toàn cầu hóa. Nghĩa là xem việc hàng xóm quan trọng hơn việc của nhà mình! Số liệu thống kê đã chứng minh rằng, cả nước Úc có cải tiến năng lượng hay không cũng không hề ảnh hưởng trên việc thay đổi khí hậu toàn cầu! Thế nhưng phe Tả cứ thổi phồng vấn đề và làm khó chính phủ của mình.
Tại sao nhóm khuynh Tả Getup tập trung vào việc chống chính phủ Liên đảng? Morrison là một chính khách không nổi bật nhưng ông thành công với những gì được trao. Khi là bộ trưởng Di Trú ông giải quyết chuyện di dân bất hợp pháp, khi là bộ trưởng Ngân Khố ông chuyên chú tiết kiệm, không phung phí tài khoản quốc gia, bằng chứng là năm nay có thể ngân sách bắt đầu thặng dư. Trong vai trò Thủ Tướng 6 tháng qua, ông vẫn chú tâm vào kinh tế, an ninh quốc gia ưu tiên hàng đầu. Ông không thuộc nhóm Bảo thủ hay Cấp tiến nhưng vẫn bị chống đối và bị chỉa mũi dùi từ mọi phía! Tại sao bộ phận đầu não của nhóm khuynh Tả lại hội họp trong tòa đại sứ TQ tại Canberra? Phải chăng TQ can dán vào nền chính trị tại Úc?
Tại sao họ chống chính phủ xây nhà máy than đá sạch để đối phó với tình trạng bị cúp điện bất thường và giá điện quá cao? Sao họ không chống TQ, quốc gia chiếm đến 20% khí thải độc toàn cầu? Liên đảng đặt lợi ích quốc gia vào tâm điểm và vì thế, dù muốn hay không trong những năm Liên đảng cầm quyền từ kinh tế đến an ninh quốc gia thực sự ổn định. Một quốc gia mà 2 vấn đề này được ổn định, sẽ kéo theo những vấn đề khác.
Nói tóm, cuộc bầu cử Liên bang sẽ diễn ra và rất khó để Liên Đảng tiếp tục lãnh đạo. Điều mà ta nên trăn trở là đất nước thanh bình như Úc Châu không nên để lọt vào tay những kẻ khuynh Tả cầm quyền. Lao Động của Bill Shorten không thuộc cánh Tả nhưng trong đảng lao Động có rất nhiều kẻ khuynh Tả. Đảng Xanh thì khỏi nói, Getup tập hợp khuynh hướng cực Tả và số người Trung lưu nhẹ dạ. Mong rằng mỗi công dân Úc nên cân nhắc lá phiếu của mình trong việc duy trì đất nước thanh bình và thịnh vượng bằng việc chọn một chính phủ biết đặt lợi ích quốc gia lên trên hết.
Adelaide Tuần báo