Phương pháp bấm huyệt của Trung Quốc cổ đại vô cùng tuyệt diệu. Nó là những huyệt vị do những y học thuật kiến sáng, tạo nên một bộ hệ thống hoàn chỉnh liên mạch. Các mạch này thông lại liên kết với nhau nhằm đả khai các triệu chứng bề mặt như đau đầu, cảm lạnh, cảm cúm và mệt mỏi mà không cần sử dụng tới thuốc. Chúng liên kết, bố trí với nhau tạo thành dòng năng lượng nhất mạch đới bách mạch khiến cơ thể chúng ta ghép thành những khớp nối âm dương cân bằng hoàn chỉnh.
Tại đây, chúng tôi xin giới thiệu cho bạn 12 điểm huyệt vị tuyệt vời sẽ giúp bạn có một phương pháp hiệu nghiệm tự nhiên, có thể sử dụng được mọi lúc, mọi nơi mà không cần bảo trì đến thuốc hay bất cứ trợ pháp kỹ thuật nào.
1. Huyệt Phong Trì

Vị trí: Đây là huyệt vị nằm ở vị trí phía sau tai sát mỏm xương chũm xát giáp ranh bờ dưới xương chẩm (ảnh minh họa)
Liệu pháp tác dụng chứng: Nhức đầu, đau nửa đầu, mờ mắt, mệt mỏi, giảm thiểu năng lượng thấp và các triệu chứng như cảm lạnh, cảm cúm.
Cách bấm huyệt: Chắp hai bàn tay về phía sau xương chẩm, đan các ngón tay vào nhau. Sau đó, dùng hai ngón tay day huyệt, xoa bóp 4–5 giây.
2. Huyệt Kiên Tỉnh
Vị trí: Là điểm nằm trên vai, tại giao điểm của đường thẳng nối huyệt Đại Chùy (ụ xương gồ lên sau gáy dưới đốt sống cổ 7) và là điểm cao nhất nằm trên mỏm vai. Ấn xuống có cảm giác ê tức.
Liệu pháp tác dụng chứng: Đau cổ, căng vai, và đau đầu kinh niên mãn tính.
Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón cái ấn theo đường vai đi xuống. Xoa bóp khu vực này trong 4–5 giây.
3. Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí: Là huyệt vị nằm phía trên mắt cá chân của bạn, ở sát bờ sau – trong xương chày, từ đỉnh cao của mắt cá chân trong đo lên 3 thốn.
Liệu pháp tác dụng chứng: Rối loạn đường tiết niệu, đau bụng kinh, mất ngủ và cải thiện sức khỏe nói chung cho phụ nữ.
Cách bấm huyệt: Day huyệt vị bằng ngón tay cái, phương pháp này có thể sử dụng mỗi ngày. Mỗi lần day bấm đều khoảng 1-3 phút rồi chuyển sang chân bên kia làm tương tự hoặc có thể đồng thời bấm huyệt cả 2 chân.
LƯU Ý: Không nên lạm dụng trong thời kỳ mang thai vì nó có thể gây chuyển dạ.
4. Huyệt Trung Chử
Vị trí : Nằm trên mu bàn tay, nối giữa khe 2 ngón tay út và ngón tay áp út, cách khe ngón tay 1 thốn.
Liệu pháp tác dụng chứng: Ù tai, đầu đau, đau họng, đau vùng thắt lưng, chi trên liệt
Cách áp dụng : Ấn mạnh vào vùng huyệt và xoa bóp vùng đó trong vòng 4–5 giây và lặp lại.
5. Huyệt Túc Tam Lý
Vị trí: Nằm ở dưới mắt đầu gối ba thốn (sấp xỉ 5,2cm) và cách bờ xương ống chân một thốn (1 thốn – 1,8cm).
Liệu pháp tác dụng: Các vấn đề về đường tiêu hóa, hệ thống miễn dịch, buồn nôn, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi.
Cách bấm huyệt: Dùng lực ngón tay day mạnh xuống vùng cơ khoảng 4-5 giây và xoa bóp nhẹ nhàng.
6. Huyệt Nội Quan
Vị trí: Huyệt nằm trên điểm giữa cổ tay (huyệt Đại lăng) 2 thốn, giữa khe 2 gân mặt trong tay.
Liệu pháp tác dụng: Chữa buồn nôn, mất ngủ, say tàu xe, hội chứng ống cổ tay và đau đầu.
Cách bấm huyệt: Vừa xoa bóp, vừa ấn nhẹ mỗi bên cổ tay từ 4–5 giây.
7. Huyệt Thủ Tam Lý
Vị trí: Huyệt nằm dưới khuỷu tay 3 (tam) thốn, dưới huyệt Khúc Trì 2 thốn, chếch góc 90 độ về hướng khuỷu tay.
Liệu pháp tác dụng: Chứng đau cổ, đau vai, khuỷu tay, thông lạc, hòa Vị, lợi trường, tăng co bóp ở dạ dầy..
Cách áp dụng : Dùng ngón tay ấn mạnh xuống huyệt, xoa bóp và kích thích vùng đó trong 4–5 giây.
8. Huyệt Hợp Cốc
Vị trí: Giơ bàn tay lên, sờ vào vùng lõm của khe kết giao giữa ngón trỏ và ngón cái, phần lõm khi ấn sâu xuống với xương nối chính là huyệt hợp cốc.
Liệu pháp tác dụng chứng: Đau đầu, mỏi cổ vai gáy, căng thẳng, khởi động hệ miễn dịch và trị đau răng.
Cách bấm huyệt: Dùng lực ngón tay ấn sâu xuống để xoa bóp và kích thích vùng đó trong 4–5 giây.
THẬN TRỌNG : Thuốc có thể gây chuyển dạ và do đó tuyệt đối không được dùng trong thời kỳ mang thai.
9. Huyệt Nội Đình
Vị trí : Huyệt vị nằm trên bàn chân cách khe nối giữa ngón chân trỏ và ngón chân cái khoảng 2 ngón tay.
Liệu pháp tác dụng chứng: Căng thẳng, đau lưng, tăng huyết áp, đau bụng kinh nguyệt, đau nhức chân tay, mất ngủ và hội chứng trầm cảm
Theo Đông y Trung Quốc cũng khuyên dùng sử dụng huyệt này nó cho các vấn đề về tiêu hóa, về mắt, đau bộ phận sinh dục, đau đầu, chống viêm loét, cáu kỉnh.
Cách bấm huyệt: Dùng lực ngón tay ấn mạnh và sâu để xoa bóp và kích thích vùng đó trong 2-3 giây.
10. Huyệt Ấn Đường
Vị trí: Nằm giữa 2 bên lông mày.
Liệu pháp tác dụng: Làm giảm căng thẳng, mỏi mắt, nhức đầu, chữa nghẹt mũi, viêm xoang, mất ngủ, tăng cường trí nhớ não bộ.
Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay ấn nhẹ vào điểm này trong khoảng một phút, sau đó thả ra. Bạn có thể áp dụng cách này thường xuyên.
11. Huyệt Lao Cung
Vị trí: Huyệt ở trên đường văn tim của gan bàn tay, nơi khe của ngón giữa và ngón vô danh (ngón 4)
Liệu pháp tác dụng: Trị chứng loét miệng, sốt nhẹ, giảm tình trạng hồi hộp .
Cách bấm huyệt: Dùng lực ngón tay ấn mạnh để xoa bóp và kích thích vùng đó trong 2-3 giây. Lặp lại 2-3 lần một ngày.
12. Huyệt Khí Hải Du
Vị trí: Nằm dưới gai đốt sống thắt lưng số 3, đo ngang ra 1,5 thốn.
Liệu pháp tác dụng: Điều khí huyết kinh nguyệt, làm mạnh lưng gối, đau vùng thắt lưng, hen suyễn.
Cách bấm huyệt: Dùng ngón tay cái tạo áp lực, xoa bóp hai bên cột sống trong vòng 4–5 giây. Lặp lại hàng ngày.
Link nguồn: https://vandieuhay.org/12-huyet-vi-giao-duong-giup-ban-song-tho-noi-khong-voi-benh-tat.html