Cảnh sát viên Derek Chauvin dùng gối gây tử vong can phạm George Floyd tại Minneapolis bang Minoseta tạo thêm nhức nhối cho nước Mỹ lúc đang chao đảo vì đại dịch viêm phổi Vũ Hán. Nhức nhối vì nó chạm đến vấn đề ‘nhậy cảm’: chủng tộc, mà lịch sử Hoa Kỳ chưa bao giờ vượt qua khỏi hệ lụy này.
Hành động bạo lực dùng gối đè trên cổ khiến chết người là không thể chấp nhận và phải lên án. Tuy nhiên phản ứng của những người chống lại vụ việc đã làm cho vấn đề chuyển qua một cấp độ khác mà dư luận gọi là đã bị hijacked (cướp đi, không tặc). Tổ chức Antifa (anti fascist- chống phát xít) lợi dụng cơ hội này gây bạo loạn và cướp bóc. Khắp trên đất Mỹ như đang diễn ra cuộc nội chiến, trở nên trò cười (laughingstock) cho thế giới. Phải chăng cánh Tả cực đoan tận dụng cho mưu đồ chính trị?
Tưởng cũng nên nhắc lại chỉ cách nay 2 năm, một công dân Úc bà Justine Damond, lấy chồng và sống tại Mỹ, đã bị cảnh sát bắn chết tại nhà cũng tai thành phố Minneapolis này, một nhầm lẫn nhưng gây đau thương cho gia đình nạn nhân. Thế nhưng đâu có ai biểu tình và nhân viên cảnh sát kia vẫn bị xử đúng theo luật pháp. Vậy tại sao vụ ông George Floyd lại trở nên nghiêm trọng đến thế? Bởi vì nó được nhìn qua lăng kính kỳ thị chủng tộc, đào thêm sự phân hóa, vốn là yếu điểm trong xã hội Hoa Kỳ.
Bức Hí họa trên tờ Australian ra ngày 02/6/20 khôi hài và châm biếm sự quá trớn về tự do mà người dân đang bóp chết xứ sở nữ thần Tự Do. Bức hình một người bịt mặt trong trang phục đen dùng đầu gối đè trên cổ nữ thần Tự Do nằm dưới đất, y như cảnh sát Chauvin đè Floyd trong khi hô to khẩu hiệu (I am fighting for the right to do what I hate – tôi chiến đấu để được quyền làm cái tôi ghét) trong khi nữ thần tự do thì thào: I can’t breath (tôi không có thể thở được). Tự do quá độ như tại Mỹ có thể là con dao hai lưỡi, tự hại một xã hội được coi là nhân bản hơn người.
Đài ABC Úc hôm chủ nhật 31/5 phỏng vấn nhà báo Andy Fleming, khi ông ta cho rằng Antifa chỉ hành động sau khi nhóm cực Hữu (far Right) gây bạo loạn. Trong thực tế, nhóm cực Hữu không khởi sự cuộc bạo loạn mà là nhóm Antifa. Chính phủ Hoa Kỳ đặt nhóm này vào tổ chức khủng bố. Đài ABC đã khuynh Tả khi để cho Fleming thao thao xuyên tạc sự thật. Tìm hiểu về Andy Fleming mới rõ ông ta là nhà báo thiên cộng thứ thiệt. Cũng thế đài ABC hôm 4/6 trích diễn văn của cựu TT Obama cho phát thanh dài lê thê. Ông ta kết án TT Trump và chính phủ hiện tại Hoa Kỳ. Obama từng phát động khẩu hiệu ‘Black Matter’ (vấn đề Da đen) khi còn làm TT Hoa Kỳ. Ngược lại đài ABC trích lời TT Trump những đoạn rất ngắn, người nghe không hiểu ông Trump muốn nói gì. Phải chăng ABC thiên Tả cũng nhằm phục vụ âm mưu phá hoại xã hội tự do dân chủ?
Nhà bình luận đối ngoại ông Greg Sheridan trên Australian hôm 1/6 nhận định rằng.. tuy lớn mạnh nhưng Mỹ yếu về chiến lược địa lý (geo-strategic). Nghĩa là chính phủ tại Hoa Thịnh Đốn không bảo được chính phủ ở các tiểu bang. Mỗi anh một phách. Ông Vincent Zankin một dân cư Úc cho rằng Hoa Kỳ mạnh về kinh tế và quân sự chưa đủ, sức mạnh phải đo cả bằng moral (đạo đứ, luân lý). Ở Mỹ sự phân hóa nằm trong căn tính mầu da. Hiện nay đa phần da trắng ý thức được sự bình đẳng và tôn trọng nhân quyền nhưng ngược lại một số người da đen, được đà tiến tới, vịn cớ phân biệt chủng tộc để đòi công lý. Công lý nào khi chỉ có một người chết mà gây biết bao thiệt hại cho cả nước. Công lý nào khi phá hoại ăn cướp, hôi của diễn ra khắp cùng nước Mỹ, công lý nào vào đại lý bán xe cướp đi 60 xe mới toanh của những người kinh doanh bình thường?
Biểu tình ôn hòa, đòi xét xử công minh vụ việc là điều có thể làm và nên làm. Không kiềm chế sự bất mãn mà hành động bạo loạn thì chẳng khác đổ thêm dầu vào lửa, gây thêm chia rẽ vốn đã khó hàn gắn suốt chiều dài lịch sử. Biến cố George Floyd khiến nhiều người có suy nghĩ khác là : Liệu cảnh sát có dám thi hành công vụ nếu phải đối mặt với kẻ cướp bạo lực giết người? Họ sẽ không dám, vì có thể bị chụp hình truy tố và đi tù! Vậy thì ai sẽ duy trì trật tự xã hội đây? Mặt trái của vấn đề là như thế.
Adelaide Tuần Báo