LTS: Một bài phân tích rất hay của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Tấn. Thể hiện quan điểm riêng. Tuy nhiên với những chứng cớ và lý giải dựa trên dữ kiện lịch sử ông đã đưa ra nhận xét sắc bén và thực tế. Ts Nguyễn Ngọc Tấn đậu bằng tiến sĩ khoa lịch sử (chiến tranh Việt Nam) tại đại học Monash, Melbourne.
Một số trí thức và tổ chức hiện nay chủ trương phục hồi chế độ VNCH bằng phương tiện “vận động thực thi hai hiệp ước Geneva 1954 và Ba Lê 1973”. Và trên youtube có một số người tung tin là TT Donald Trump của Hoa Kỳ sẽ giúp khôi phục lại VNCH. Chúng tôi coi đây là những giải pháp và nhận định không thực tế và kém hữu hiệu.
1) Giải pháp Geneva và Ba Lê đều không có cơ sở pháp lý nhằm giúp chúng ta phục hồi lại VNCH. Hai hiệp định này được làm ra với mục đích tiêu diệt chính quyền chống cộng sản của phe người Việt quốc gia trên chính trường Dông Dương. Hiệp định Geneva bao gồm hai hiệp định, Geneva I vào tháng Giêng 1954 còn gọi là Hội Nghị Tứ Cường (Mỹ, Anh, Pháp và Liên sô), trong hội nghị này bốn cường quốc đã bí mật chấp nhận lời yêu cầu của CT Mao, biến Dông Dương thành vùng trái độn nằm dưới ảnh hưởng của Tầu. NT Foster Dulles đại diện Hoa Kỳ ký kết và chịu trách nhiệm thực thi trật tự này. Sau đó NT Dulles đã kiến trúc ra Geneva II vào tháng Bảy 1954 để hợp thức hoá cái quyết định bí mật này của Tứ Cường. Bí mật này đã được tiết lộ trên tờ NY Times vào ngày 13-06-1971. Trong văn bản Geneva II chỉ có hai chữ ký duy nhất là của Tướng Pháp Deltiel và Tạ quang Bửu của Hà Nội (thay mặt Lào và Cam Bốt). Chính phủ Việt Nam của Thủ Tướng Ngô đình Diệm không ký vì đã rút khỏi hôi nghị. Sau này (1971), dựa vào văn bản Geneva II, Ts Kissinger cho Thủ Tướng Châu ân Lai (PM Zhou) biết: “Chúng tôi chỉ biết VNDCCH là chính phủ duy nhất ơ Việt Nam”, và sẽ giải quyết vấn đề Việt Nam trên căn bản Geneva II. Cho nên Hà Nội và mặt trận giải phóng miền Nam (MTGPMN) dựa trên Geneva II gọi Sài Gòn là “chính phủ ma”, vì không có cơ sở pháp lý. Cũng vì lý do này Thủ Tướng Ngô đình Diệm mới phải làm một cuộc trưng cầu dân ý truất phế Bảo Dại để lập ra VNCH và phủ nhận mọi ràng buộc pháp lý với Geneva II và từ chối không tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước vào tháng 7 năm 1956.
Trong Chiến tranh Việt Nam, người Mỹ can thiệp vào Việt Nam, nhưng không nên lầm tưởng là họ đến Việt Nam với tư cách đồng minh giúp nam Việt Nam (NVN) chống cộng sản mà chỉ, để thực hiện lời hứa của 4 cường quốc, biến Dông dương trở thành vùng trái độn (a buffer state); Trong vùng trái độn, theo định nghĩa, không có mặt của các chính phủ thân Mỹ. Vì thế trong giai đoạn Chiến Tranh Lạnh Hoa Kỳ đã không ký kết bất cứ một hiệp ước an ninh chung nào với VNCH theo yêu cầu của TT N. đ. Diệm. Cuối năm 1969 trong Guam’s Doctrine, TT Nixon còn cho TT Thiệu biết VNCH không phải là đồng minh của Mỹ. Còn Hiệp Dịnh Ba Lê 1973 chỉ quy định việc rút quân, ngưng bắn, trao trả tù binh; Riêng về trật tự chính trị tương lai là do các phe người Việt Nam tự định đoạt (theo điều 4a), bằng cuộc tổng tuyển cử được tổ chức sau ngày ký kết được 5 tháng. Nhưng 5 tháng trôi qua, không nghe thấy phe nào nói đến bầu cử nữa. Rồi ngày 30 tháng 04 năm 1975, cộng sản Bắc Việt vi phạm hiệp định Ba lê, chiếm Sài gòn bằng quân sự và Chính phủ Sài Gòn, được hơn 80 quốc gia công nhận, đã tuyên bố đầu hàng. Nếu dựa vào lý do “Hà Nội vi phạm hiệp định (HD) Ba Lê” để đòi phục hồi VNCH, chúng ta không sống với thực tế. Vì khi Hà Nội vi phạm HD Ba Lê, sao không thấy LHQ lên tiếng phản đối? Rồi vì Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Dức, Liên Sô, Trung Cộng, Uc, không lên tiếng, thì còn ai lúc bấy giờ có thể lên tiếng và ai nghe? Vì thế, mọi chuyện đã thành lịch sử. Việc phục hồi 2 hiệp định, Geneva và Ba Lê, không hữu hiệu không thực tế, vì không có cơ sở pháp lý và cũng sẽ không có cường quốc nào đứng về phía chúng ta để khởi tố. Cơ hội thành công hiện nay xem ra rất thấp vì việc phục hồi VNCH không phục vụ cho lợi ích của bất cứ cường quốc nào. Bất ổn tại Biển Dông là một bài học qúy giá về hai chữ “thời cơ” trong chính trị sức mạnh hay Bang Giao Quốc Tế. Mới đây, chỉ khi quốc tế nhảy vào đòi chia chác quyền lợi ở Biển Dông thì Việt Nam mới dám bắt đầu lên tiếng về chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa, sau hơn 40 năm im lặng.
2) Tin tức trên youtube loan tin “TT Trump giúp khôi phục lại VNCH”. Nếu hiểu theo nghĩa đen thì chỉ là ‘bịa ra” nhằm một ý đồ riêng tư. Còn nếu ám chỉ “chính sách đối ngoại của Nội Các TT Trump “có thể” đem lại cơ hội cho các nước xung quanh Tầu thì không sai. Nhưng “tự do không phải là món qùa của ông gìa Noel”. Hoa Kỳ trở lại Việt Nam không phải để giúp phe người Việt chống cộng sản phục hồi VNCH. Mà chính người Việt Nam phải nhận ra và chụp lấy cơ hội này để mà đấu tranh thì mới có được tự do cho dân tộc. TT Donald Trump đã nói rất rõ, ông làm Tổng Thống là để bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ và chỉ có quyền lợi của nước Mỹ mà thôi. Việc phục hồi VNCH có lợi cho nước Mỹ hay không? Hãy kể ra vài lý do? Nếu không có, thì đừng tung những tin nhảm làm những người có lòng với đất nước bị “chia trí”.
Lịch sử chiến tranh Việt Nam (CTVN) mới đây mà chúng ta đã quên rồi sao? Tại sao Hoa Kỳ lại đưa Việt Nam trở lại vòng kềm toả của Trung quốc? Câu trả lời là “Một Việt Nam thống nhất dưới sự cai trị của Dảng CSVN và nằm trong vùng ảnh hưởng của Bắc Kinh” , phục vụ cho lợi ích của HK trong chiến tranh lạnh (CTL). Tại sao Hoa Kỳ không chọn Sài Gòn mà chọn Hà Nội? Vì Hoa Kỳ muốn làm hoà với Bắc Kinh nên không thể chọn một chính phủ chống cộng sản và “đã tự xưng” là thân Mỹ . Sự chọn lựa này phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ trong cuộc chạy đua marathon giữa XHCN và TBCN; Cuộc chạy marathon này gồm hai chặng nhưng lại kéo dài cả gần 100 năm : Hoa Kỳ chủ trương sau khi diệt được Liên Sô thì sẽ diệt Trung cộng theo cùng một sách lược. Việt Nam đã được dùng làm “món qùa” để HK kéo Tầu vào Liên Minh Thế Giới Tự Do, bao vây rồi tiêu diệt Liên Sô; Sau đó Việt Nam lại được Hoa Kỳ xử dụng để ngăn chận sự bành trướng của XHCN do Bắc Kinh cổ súy . Tại sao? Vì lịch sử Việt Nam dậy rằng, “Không ai kềm chế Hà Nội giỏi bằng Bắc kinh ngược lại không ai ngăn chận Bắc Kinh hữu hiệu hơn Hà Nội.” Các nhà làm chính sách HK thuộc lịch sử Việt Nam hơn nhiều người Việt thuộc lịch sử nước Mỹ!
3) Trong CTVN, người Mỹ không đến Việt Nam với tư cách là đồng minh vì trong Bang Giao Quốc Tế không có “bạn hay thù”, mà chỉ “có quyền lợi” hay không mà thôi và còn tùy vào “thời” nữa. Nên vào năm 1990, theo sự tính toán khi làm hoà với Bắc Kinh , Mỹ đã tự động trở lại Việt nam và biến Hà Nội trở thành lãnh đạo của khối 700 triệu người ở DNA, một khối thịnh vượng chung (TPP), làm đối trọng ngăn chận Tầu cộng. Cũng có nghĩa là HK đang một lần nữa biến Việt Nam thành một công cụ phục vụ cho lợi ích của HK trong cuộc chiến tiêu diệt XHCN Tầu. Năm 2013, khi tôi nói chuyện với đồng bào và có đại diện của Thống đốc Boston tham dự, đã dự đoán năm 2018 tình hình Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi, với những dấu hiệu tích cực về một vận hội mới của dân tộc. Dự đoán này dựa vào sự thay đổi chính trị nội bộ HK về chính sách đối ngoại trong vùng Dông A và đặc biệt là tình hình Biển Dông. Tôi cũng coi sự sụp đổ tất yếu của XHCN Trung cộng trong tương lai là yếu tố quan trọng và là cái thời của dân tộc. Khi đó tôi đã kêu gọi tất cả các tổ chức đấu tranh cho đất nước dân tộc hãy chuẩn bị sẵn sàng các sách lược hữu hiệu nhằm xây dựng và phát triển đất nước. Vì nếu không nắm bắt được cơ hội này, cái “thời” sẽ qua đi. Như vậy, phải hiểu “cái thời” là một sự kiện khách quan, chính chúng ta phải là người chuẩn bị, đón nhận và hành động. Cũng vì thế, nói TT Trump sẽ giúp lấy lại VNCH là “trà dư tửu hậu”. Không chuẩn bị thì cái thời giống như gió mà chúng ta đang ở trên con thuyền chờ đợi. Nhưng khi gió nổi lên mọi người vội vã căng buồm thì mới biết buồm đã rách. Giống như muốn phục hồi VNCH nhưng không có kế hoạch cụ thể hữu hiệu nào để phát triển VNCH.
4) Thời của Việt Nam? Vào năm 1989, dựa trên sách lược tổng quát “Nixon’s overall strategy”, tôi nghĩ là sau khi Liên sô sụp đổ, thì cuộc thư hùng giữa Tư bản Hoa Kỳ và XHCN Trung cộng sẽ tức khắc diễn ra và Hoa Kỳ với nền kinh tế thị trường tự do sẽ đưa XHCN Tầu đi vào lịch sử. Và thời cơ của Việt Nam sẽ thực sự mở ra do 2 yếu tố khách quan: Sự “già nua” của nền văn minh kỹ thuật vật chất và chu kỳ quan hệ lịch sử giữa Việt Nam và Tầu. Nền văn minh kỹ thuật vật chất toàn cầu do người Mỹ chủ xướng là gì? Khi Liên Sô sụp đổ, Ts Fukuyama, Phó Giám Dốc Nha Kế Hoạch Bộ Ngoại giao Hoa kỳ, đưa ra tiểu luận “The End of History”, để ca tụng cái nền văn hoá toàn cầu xoay quanh sự tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật là mô hình phát triển tốt đẹp nhất mà nhân loại có được. Nhưng lập luận này không được giới chuyên gia phát triển hưởng ứng với lý do cái hố ngăn cách giữa giầu và nghèo hiện nay càng ngày rộng lớn thêm , bất ổn và tội ác đang biến trái đất thành một nơi không an toàn để sống. Năm 1996 tôi thay mặt Dại Học Monash, Melbourne, tham dự một hội nghị về Toàn Cầu Hoá do Dại học Harvard tổ chức và được Tập đoàn Sam Sung và TT Dại Hàn Kim Young Sam bảo trợ. Trong hội nghi, GS Eckard của Harvard đưa ra định nghĩa Toàn Cầu Hoá là một tiến trình phát triển hai chiều (two-way process), ý nói “Chủ nghĩa thuộc địa” (Colonialism) chỉ có một chiều còn “Toàn cầu hoá” (globalisation) là có qua có lại, như trao đổi về thương mại kỹ thuật. Lúc đó tôi không nghĩ như vậy, nên mới đặt câu hỏi, “Kỹ thuật thì tôi không rành lắm nhưng chỉ nói về việc sản xuất coca cola, nếu Mỹ đưa coca cola vào Tầu để sản xuất, khi Mỹ rút khỏi Tầu, liệu Tầu có làm được coca cola không?” Cả hội trường cười và GS Eckard cũng cười, nên tôi cũng cười và không nhớ là GS Eckard có trả lời hay chưa.
Trong cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng hiện nay, TT Trump đã ra lệnh trừng phạt Trung cộng về tội ăn cắp kỹ thuật khoa học của Hoa Kỳ và tuyên bố chấm dứt cái nền văn hoá “Toàn Cầu” để tập trung vào chủ nghĩa quốc gia và lập lại thế quân bình giữa vật chất và tinh thần trong cuộc sống thường nhật của người Mỹ (Make America great again). Có nghĩa là nền văn hoá dựa trên tăng trưởng xoay quanh một nền kinh tế kỹ thuật vật chất mà Ts Fukuyama cổ võ đã thực sự gìa nua rồi. Tôi nhớ lại, vào ngày 9 tháng 5 năm 1957 tại Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ Tổng Thống Ngô đình Diệm đã lên tiếng cổ võ cho một mô hình phát triển, trên nguyên tắc, có rất nhiều điểm tương đồng với chính sách mà hiện nay Nội Các TT Trump đang thực hiện để xây dựng lại nước Mỹ. Vì thế, Khối Tinh Thần Ngô đình Diệm coi sự biến chuyển trong chính trị nội bộ Hoa Kỳ hiện nay, báo hiệu “cái thời của Việt Nam” đã tới.
Yếu tố thứ hai ảnh hưỏng đến cái thời của Việt Nam, chính là sự tiến hoá của cây cổ thụ Trung cộng. Quan hệ giữa Trung cộng và các nước nằm bên cạnh nước Tầu được ví như những cây con mọc bên cạnh cây cổ thụ. Khi cây cổ thụ xanh tươi khỏe mạnh, những cây nhỏ nằm dưới gốc nó đều bị cớm. Tại sao? Vì khi lá cành cây cổ thụ xum xuê che khuất ánh mặt trời sẽ hút hết sinh khí, các cây nhỏ đều bị cớm. Nhưng khi cây cổ thụ bị sâu mọt lá rụng, ánh nắng mặt trời có thể chiếu xuống các cây nhỏ. Nhờ đó các cây nhỏ sẽ đua nhau vươn lên đầy sức sống. Việt Nam là một trong những cây con này. Cho nên khi mà Trung cộng bị thất bại trong cuộc chiến với Hoa kỳ thì đây chính là cơ hội cho Việt Nam hành động để giảm bớt sự kềm toả và vươn lên. Nhưng trong quan hệ định mệnh này các nhà lãnh đạo Việt Nam lúc nào cũng phải chuẩn bị sách lược phát triển đúng đắn hữu hiệu và tuân thủ quy luật là, phát triển nhưng không ra khỏi cái bóng của cây cổ thụ.” Vậy gọi là định mệnh. Bằng chứng là DCSVN thơì Lê Duẫn muốn đi theo Liên Sô để “thoát Trung” nhưng cuối cùng HK đã theo yêu cầu của CT Mao đưa Việt Nam trở lại vòng kềm tỏa của Bắc kinh.
Sau khi diệt xong Liên Sô thì HK đã cổ võ Toàn Cầu Hóa về tài chánh, kỹ thuật và thị trường kinh tế tự do. Lúc đó, dựa trên Tinh Thần Ngô đình Diệm, tôi chưa thấy được thời cơ của chúng ta. Vì Toàn Cầu Hoá cổ võ một nền văn minh kỹ thuật được xây dựng thuần túy trên vật chất, coi nhẹ các gía trị tâm linh; Trong khi đó Bắc kinh lại triệt để lợi dụng chính trị nội bộ của HK và nền kinh tế thị trường với sự ưu đãi của các nước dân chủ kỹ nghệ Tây Phương (WTO), âm thầm bành trướng XHCN toàn cầu. Những cây con đều bị cớm. Còn tại Hoa Kỳ vì sự tôn thờ vật chất nên coi thường các gía trị tâm linh và đã đạt đến mức độ xúc phạm đến cả đấng chí tôn, đốt phá các cơ sở tôn giáo. Cơ hội cho các cây con mong giảm bớt ảnh hưởng Trung Cộng xem ra vẫn chưa tới. Dặc biệt đối với Việt Nam là thái độ hung hăng của Bắc kinh ở Biển Dông.
Tôi bắt đầu hoài nghi về sự hứa hẹn của “sách lược be bờ đã được “phe bảo thủ thực dụng điều chỉnh”, nhằm tiêu diệt XHCN do Ts Kissinger soạn thảo và được Nội Các Nixon đưa vào áp dụng, đó là “Sau Liên sô sẽ đến Trung cộng”. Nhưng vào năm 2016, khi tỷ phú Donald Trump đắc cử với khẩu hiệu America First, chính trị nội bộ Mỹ thay đổi hoàn toàn về mặt đối ngoại. Và sự kiện TT Trump bầy tỏ lòng hâm mộ đối với cố TT Reagan cùng với sự tái xuất hiện của Ts Kissinger, tôi biết rằng đã đến lúc XHCN Trung cộng bị sao qủa tạ chiếu. XHCN của cây cổ thụ Tầu sẽ đi vào lịch sử, mở đường cho các cây con vươn lên. Vươn lên phải hiểu là tiến hoá (evolution), chứ không phải là cách mạng (revolution) thay đổi từ tối ra sáng. Quy luật này cũng áp dụng cho biến cố thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam trong tưong lai, sẽ như Nga hay Dông Dức khi CTL chấm dứt. Cho nên khi nói giải pháp phục hồi VNCH không thực tế cũng theo ý nghĩa này, là tiến hoá.
Ts Kissinger là một chính trị gia tồi? Tùy theo vị trí đứng mà nhìn thì sẽ có câu trả lời khác nhau. Nếu đứng về phía Hà Nội hay Sài Gòn mà nhìn thì Ts Kissinger có biệt hiệu “cú đêm”, tồi. Riêng tôi là môt chuyên gia về chính trị sức mạnh và phát triển, đứng ở vị trí quyền lợi của Hoa kỳ thì, Ts Kissinger xứng đáng được trao giải Nobel Hoà Bình vì đã giúp nhân loại tránh né một cuộc chiến tranh nguyên tử và phá vỡ âm mưu nhuộm đỏ thế giới của Liên sô và Trung cộng. Ts Kissinger được trả lương và đã hoàn thành tốt công việc được giao phó, hoàn tất lời cam kết của NT Dulles về trật tự ở Dông Dương. Không có Kissinger, HK cũng phải có người khác đứng ra bảo vệ quyền lợi và uy tín lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ hiện nay. Chính sách lược be bờ được Ts Kissinger và phe Cộng hoà bảo thủ điều chỉnh đã đưa Hoa Kỳ từ một siêu cường nguyên tử trở thành lãnh đạo của thế giới ngày hôm nay.
Có lẽ cái giải pháp phát triển Việt Nam theo tinh thần Ngô đình Diệm còn phải đợi thêm vài năm nữa. Dấu hiệu ấy sẽ trở nên rõ ràng hơn khi XHCN Trung cộng đã thực sự đầu hàng Hoa Kỳ và dân chúng Hoa Kỳ đã sẵn sàng từ bỏ nền văn hoá “toàn cầu” xoay quanh sự tăng trưởng của một nền kinh tế kỹ thuật vật chất, thì lúc đó giải pháp phát triển Việt Nam theo mô hình Tinh Thần Ngô đình Diệm sẽ là sự chọn lựa duy nhất. Vì hiện nay lãnh đạo Việt Nam tương lai chưa có mô hình phát triển thực dụng và hữu hiệu nào để nắm bắt cơ hội này. Tóm lại bôn ba chẳng qua thời vận.
Ts. Nguyễn Ngọc Tấn
Tháng 08 năm 2020.