Cứ mỗi 2 năm 1 lần, Quân đội Hoàng gia Úc và Hoa kỳ lại tập trận chung ngoài khơi phía đông tiểu bang Queensland. Năm nay, khoảng 25 ngàn binh sĩ được trang bị xe tăng, máy bay và tầu chiến hiện đại. Có sự tham dự của quân đội Nhật Bản và một số quốc gia quan sát Canada , Anh, Tân Tây Lan, Nam Hàn và Ấn Độ. Tầu cộng không được mời nhưng họ đã di chuyển con tầu 815G Dongdiao (class electronic surveillance ship) đến gần, để dò thám và theo dõi. Theo nhà chiến lược quân sự Úc ông Peter Jenning nói rằng, không ngạc nhiên chút nào vì 2 năm trước đây TC cũng làm như vậy, nhưng lúc đó tầu của họ chưa tối tân và hiện đại. Bây giờ thì khác, tầu thăm dò 815G trang bị kỹ thuật tối tân, khi kết hợp với vệ tinh để theo dõi sát cuộc tập trận. Họ neo tại hải phận quốc tế nên chúng ta không thể làm gì. Cũng theo ông Peter Jenning, hy vọng với kỹ thuật tối tân của quân đội Hoa Kỳ và Úc sẽ làm cho việc dòm ngó của TC trở nên vô hiệu hóa. Quốc phòng Úc đã được báo cáo và theo dõi sát con tầu này di chuyển.
Thiếu tướng Greg Bilton (quân đội Úc) đồng chỉ huy cuộc tâp trận mang tên Talisman Sabre cho rằng tầu dò thám của Tc nằm trong hải phận quốc tế là chuyện bình thường. Tuy nhiên giám đốc Ashley Townshrend về ngoại giao Hoa kỳ thuộc đại học Sydney cho rằng ngày càng thấy rõ việc TC dò thám các cuộc tập trận của các quốc gia khác.
Ông Peter Jenning cũng cho biết sức mạnh hải quân của TC trong 10 năm qua nhẩy vọt, họ có mặt khắp cùng Đại Dương. Cụ thể, cách nay vài tháng, 3 chiến hạm của Tc lù lù tiến vào Sydney Harbour, mang theo hơn 2 trăm lính hải quân. Ngay cả bà thủ hiến tiểu bang NSW cũng không hay biết (mặc dù chính phủ Liên Bang Úc biết). Ông Jenning thường xuyên báo động về sự bành trướng quân sự và sự dòm ngó của TQ vào lục địa Úc Châu. Những bài phân tích sâu sắc, đầy thuyết phục của ông thường đăng trên báo The Australian. Nhưng ngặt một nỗi, đa số người Úc hững hờ và coi nhẹ, họ cho rằng giữa việc cảnh giác TC và làm ngơ để đối tác kinh tế với TQ thì họ chọn vế sau. Nghĩa là thà nhắm mắt giả mù, để bán nhiều hàng vì lợi trước mắt!
Nhìn vấn đề một cách trung thực, một khi trong hải phận quốc tế thì nước nào cũng có quyền. Nhưng trong trường hợp này TC mục kích và nhắm dò thám cuộc tập trân này, bằng cách thu góp thông tin hình ảnh để biết (đối phương) đang làm gì. Theo dõi, thám thính là chuyện chiến lược của mọi quốc gia. Tuy nhiên TC thì khác, họ từng hăm dọa các tầu các quốc gia khác trên biển Đông. Họ cấm không cho bất cứ tầu, máy bay nào bén mảng đến gần khi họ tập trận, dù các tầu của đồng minh nằm trong hải phận quốc tế, vì TC coi biển Đông là của riêng. Mới đây họ phóng tên lửa trên đảo nhân tạo tại Trường Sa, đã bị viễn thông của Pháp phát hiện và công bố cho mọi người biết, thì TC chối như vẹt.
Cái đáng nói là họ không cho phép ai dòm ngó, dù là từ xa. Nhưng họ lại nấp đâu đó, rất gần để thám thính kẻ khác! Tình trạng chiến tranh lạnh đang trở lại (mà TC bây giờ thay thế Liên Xô ngày xưa). Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh không thể làm ngơ hoặc thiếu đề phòng. Những bằng chứng sự đối kháng càng tăng và dần dần trở nên đối đầu. Xung đột sẽ xảy ra nếu khối đồng minh không mạnh đủ. Năm ngoái Hoa Kỳ tập trận tại Thái Bình Dương gồm mấy chục quốc gia tham dụ nhưng không cho TQ tham dự. Úc, Hoa Kỳ và Nhật tập trận, cũng làm tương tự. TC hiểu rõ vị trí và thế đối kháng của họ ngày càng hiện rõ và họ càng phưu lưu hiện đại hóa quân sự, chiếm đoạt và xây dựng cơ sở trá hình quân sự nhiều nơi để tạo thế công trong tương lai.
Nói tóm, việc tập trân là bình thường của các quốc gia về quân sự, chuẩn bị đối phó nếu chiến tranh xảy ra. Tuy nhiên ai ai cũng quan ngại sự hiện diện của TC bởi vì họ hiểu tham vọng bành trướng của TC giống như ‘loài ký sinh trùng’ đang có nguy cơ bùng phát tiêu diệt con người. Muốn tránh thì cần phải đề phòng và tìm cách ngăn chặn.
Đối tác thương mại với TQ là cần thiết cho nền kinh tế Úc. Tuy nhiên khi đối tác kinh tế mà không đề cao cảnh giác hoặc coi vấn đề quốc phòng quá nhẹ, sẽ dẫn đến sai lầm tai hại cho an ninh quốc gia, ấy là chưa nói đến gián điệp gài gắn qua con đường di dân, doanh nghiệp đang nằm trong hệ thống và có mặt ngay trên lãnh thổ Úc Châu. Chính phủ Liên Bang Úc hiểu rất rõ mối nguy cơ bành trướng của TC nhưng họ lại không thể coi nhẹ đối tác thương mại khi cán cân lệch về Úc nhiều phần lợi cho kinh tế. Dù muốn dù không, sự cứng rắn và đề phòng về quân sự rất cần trong bối cảnh hiện nay. Nếu Úc tách rời khỏi Hoa kỳ và không liên minh với các quốc gia tự do dân chủ khác trong vùng thì Úc Châu sẽ trở thành con mồi bèo bở mà bấy lâu TC dòm ngó. Cuộc sống thanh bình trên lục địa Úc có còn mãi như thế, một khi TQ xâm lăng? Xã hội và đất nước Úc, được coi như là thiên đàng nơi trần thế, mà nhiều ngươi mơ ước, sẽ về đâu? Là công dân của đất nước thanh bình này và vì các thế hệ tương lai quốc gia Úc. Chúng ta có bổn phận bảo vệ nó, ít nhất qua thái độ hay chính kiến của mình.
Adelaide Tuần Báo