Câu trả lời nào có sức thuyết phục nhất về một thực tại oan nghiệt của dân tộc VN hôm nay vẫn dưới ách cs độc tài. Nếu có, câu trả lời đó cũng tùy vào cách nhìn từng góc độ*. Nhưng phải khẳng định rằng, một trong những yếu tố căn bản, Việt cộng (Vc) còn tồn tại đến ngày nay, là vì chúng có Tầu cộng (Tc) chống lưng! Phạm vi của bài quan điểm không cho phép phân tích một cách chi tiết nhưng rút ra những nhận định thực tế, giúp ta hiểu tại sao chế độ csVN chưa sụp đổ:
Nặng tư duy phong kiến: Xã hội Tây Phương thời cận đại, Liên Xô và cs Đông Âu không nặng tư tưởng phong kiến, khi họ tiếp cận, chọn con đường dân chủ, xóa bỏ độc tài xem ra không mấy khó khăn. Trong khi xã hội Đông Phương, tư tưởng phong kiến coi vua chúa cai trị thay cho trời còn sặc mùi. Phó mặc vận mệnh quốc gia cho người lãnh đạo, dù họ là ai. Tư duy như thế chắc chắn có ảnh hưởng đến nỗ lực đấu tranh lật đổ tà quyền cs (VN, TQ và Bắc Hàn).
Đàn áp và sợ hãi: Về mặt chính trị, từ khi csTQ đàn áp đẫm máu vụ Thiên An Môn tháng 6/1989, Tầu cộng hình thành một giai cấp tư bản đỏ toàn trị tinh vi hơn. Chế độ csVN đã chọn đi theo con đường ấy, nếu không nói là ‘bán linh hồn’ cho Tầu cộng cho nên, Tc còn tồn tại thì chế độ Vc còn tồn tại. Muốn csVN sụp đổ thì việc Tc bị vỡ ra từng mảnh là thiết yếu.
Thay đổi phải đến từ trong: Để phá bỏ chế độ gian manh csVN phải là những nhân tố phát xuất từ bên trong (lật đổ chế độ cs từ bên ngoài chỉ có thể nếu siêu cường Hoa Kỳ và Đồng Minh muốn ra tay bằng kinh tế hay quân sự). Liên Xô và Đông Âu là ví dụ, chính yếu là sự ‘giác ngộ’ và muốn thay đổi đến từ bên trong giới lãnh đạo. Mikhai Gorbachev, Tổng Bí Thư đảng cs Liên bang Xô Viết đã bật đèn xanh và đưa làn gió dân chủ thổi bay chế độ cs. Trong khi TQ vào thời điểm đó, Hồ Diệu Bang cũng muốn có sự thay đổi. Nhưng phe của Đặng Tiểu Bình chiếm ưu thế và có thể nói, từ đó ra đời một chủ nghĩa cs mới, lồng với chủ nghĩa dân tộc cực đoan mà TQ hiện nay đang theo đuổi. Họ đã tận dụng mọi mánh lới, mở cửa để làm giầu trong khi bóp chết mọi quyền căn bản của người dân về tự do dân chủ. VN đang đi theo con đường đó và chắc chắn với kinh nghiệm rút ra từ bài học Thiên An Môn. Cả TQ và VN bây giờ sẽ còn siết chặt hơn để chế độ tài phiệt của họ không bị lung lay.
Trong những năm gần đây, nhiều bài viết của người bên ‘thắng cuộc’, của cán bộ cs đã tỉnh ngộ, với nội dung lắm khi ai oán, thống thiết và kêu gọi đảng csVN thay đổi, trở về với dân tộc etc…Mong mỏi một sự thay đổi cấp bách cho đất nước VN. Điển hình bài viết của Phạm Hồng Thúy, tỉnh Hưng Yên (bài này đã được đăng trên ATB cách đây khoảng 2 năm và đăng lại trong số báo này nơi trang 10-13) Một phụ nữ sinh ra trong gia đình có cha là trung tướng quân đội csVN đã về hưu. Khi ông biết được bọn chóp bu cs bán nước cho Tầu thì ông chỉ biết… buồn, than vãn với con cái về nguy cơ bị Tầu đồng hóa. Đọc bài này là người Việt yêu quê hương dân tộc, ai cũng đồng cảm với tác giả. Nhưng lý lẽ của sự thông cảm không nhất thiết đến với ta dễ dàng. Bởi vì, một khi ngộ ra vận mệnh đất nước lâm nguy và muốn cứu, thì chính những người như ông Trung Tướng này phải là những người chủ động tập hợp sức mạnh toàn dân. Hơn ai hết, họ có thực lực và có cơ hội làm điều đó, mặc dù có thể gian nan thử thách. Họ có dám dấn thân như đã từng theo đảng cs để cướp chính quyền không? Hay là họ sợ mất đi những gì mà họ đang có trong tay. Thật đáng buồn vì hầu hết các cán bộ cao cấp của đảng csVN sau khi nhận ra sai lầm thì rút lui, về vườn và giữ thinh lặng, cùng lắm là viết kiến nghị góp ý, xin xỏ… Như trường hợp tướng Nguyễn Trọng Vĩnh,Võ Nguyên Giáp etc… Đã có nhiều bài viết của cựu Trung Tá Không Quân QLVNCH Bàng Phong (Đặng Văn Âu) hiện đang sống tại Hoa Kỳ, cựu Đại Tá Quân đội Nhân Dân csVN Bùi Tín hiện sống tại Pháp đã tha thiết kêu gọi những quan chức đang sống nơi quốc nội, đứng lên làm lịch sử, nhưng tuyệt nhiên không. Nếu có, chỉ một vài cá nhân đơn lẻ bị chế độ độc ác nghiền nát trong bóng tối. Ngược lại, đa số các cán bộ cao cấp bất mãn thì tìm đường thoát thân, chuyển của cải và gia đình đi nước ngoài tìm sự an toàn cho bản thân. Tại sao họ sợ không dám hành động để lật đổ chế độ bán nước và cứu dân tộc, lý tưởng và dũng khí của họ đâu mất rồi?
Chúng ta mong những người csVN còn chút lương tâm với dân tộc và tổ quốc VN, hãy can đảm đứng lên đối đầu với những kẻ bán nước. Sự rủi ro có thể xảy ra, nhưng không có gì mà không phải trả giá. Đứng ở vị trí của các cán bộ đảng csVN, cơ hội và điều kiện để đứng lên lật đổ chế độ Việt gian bán nước dễ hơn những người dân tay không, lại càng dễ hơn những người Việt sống lưu vong.
Nếu quý vị không muốn tương lai đen tối cho dân tộc VN, không muốn tên nước VN và dân tộc VN bị xóa sổ hoàn toàn thì cần phải hành động ngay. Những lời kêu gọi của Phạm Hồng Thúy trước hết phải được quý vị, những đảng viên cs còn chút lương tri Việt Nam, biết vượt ra khỏi sự sợ hãi. Một khi quý vị làm được điều đó thì toàn dân VN sẽ đứng sau lưng quý vị và dân tộc VN may ra, mới có thể lật đổ được chế độ cai trị độc tài Vgcs và nguy cơ mất nước sẽ không xảy ra. Hãy hành động và làm lịch sử cho dân tộc VN.
Adelaide Tuần Báo